Thẩm quyền xử phạt của kiểm lâm viên
25/09/2016 15:47
Câu hỏi:
Trong ca trực, đồng chí kiểm lâm A thấy ông D đánh trâu kéo một cây gỗ đi từ phía bìa rừng ra. Đồng chí A đã yêu cầu ông D xuất trình giấy tờ chứng minh xuất xứ của cây gỗ nhưng ông D không có giấy tờ gì. Xin hỏi, trong trường hợp này đồng chí A có được quyền xử phạt ông D về hành vi khai thác gỗ trái phép không?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Việc xác định thẩm quyền xử phạt hành vi lấy lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần căn cứ vào lâm sản đó thuộc khu rừng nào (rừng sản xuất, rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng) và gỗ đó có thuộc loài nguy cấp, quý hiếm không. Vì câu hỏi của bạn không hỏi rõ người khai thác gỗ lấy gỗ gì, khối lượng bao nhiêu, từ khu rừng nào nên khó có câu trả lời cụ thể cho trường hợp này.
Tuy nhiên có thể căn cứ vào Điều 43 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì đồng chí kiểm lâm A có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với ông D trong trường hợp cây gỗ mà ông D khai thác không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, có khối lượng dưới 2m3 và khai thác từ rừng sản xuất. Các trường hợp khác đồng chí A phải báo cáo Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm để xử lý.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Việc xác định thẩm quyền xử phạt hành vi lấy lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần căn cứ vào lâm sản đó thuộc khu rừng nào (rừng sản xuất, rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng) và gỗ đó có thuộc loài nguy cấp, quý hiếm không. Vì câu hỏi của bạn không hỏi rõ người khai thác gỗ lấy gỗ gì, khối lượng bao nhiêu, từ khu rừng nào nên khó có câu trả lời cụ thể cho trường hợp này.
Tuy nhiên có thể căn cứ vào Điều 43 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì đồng chí kiểm lâm A có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với ông D trong trường hợp cây gỗ mà ông D khai thác không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, có khối lượng dưới 2m3 và khai thác từ rừng sản xuất. Các trường hợp khác đồng chí A phải báo cáo Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm để xử lý.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.