Thẩm quyền tạm giữ tang vật
27/04/2017 16:18Người nào có quyền ra quyết định tạm giữ tang vật: Ví dụ cụ thể như sau: Thẩm quyền ra quyết định xử phạt của Trưởng công an cấp xã chỉ xử phạt được tối đa 10% mức phạt tiền. Vậy thì Trưởng Công an cấp xã chỉ ra quyết định tạm giữ tang vật là tiền cũng tối đa 10%?
Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Bạn lấy ví dụ về thẩm quyền xử phạt và ra quyết định tạm giữ tang vật (tịch thu) đối với trưởng công an cấp xã, theo đó chúng tôi đưa ra quy định chính xác về thẩm quyền của trường công an cấp xã được quy định khoản 3 Điều 39 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 như sau:
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Ngoài ra khoản 3, khoản 4 Điều 125 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định về thẩm quyền tạm giữ tang vật như sau:
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.
Điều 39 về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được trích dẫn nêu trên một trong các trường hợp nằm trong các điều khoản từ Điều 38 đến Điều 52 thuộc Chương II Phần thứ hai của Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012. Và khi áp dụng theo Điều 125 thì nhận định của bạn là không sai khi xác định: Người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành đối với hành vi vi phạm nào thì cũng có quyền tạm giữ tang vật đối với hành vi đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của công Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn.Nếu còn thắc mắc tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi hoặc gọi 19006821 để được tư vấn tiếp.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.