Tẩu tán tài sản để trốn tránh cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
25/09/2016 16:35
Câu hỏi:
ông T đã tiến hành tẩu tán tài sản để trốn tránh cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Xin hỏi, trường hợp này, pháp luật sẽ giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định (sau 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoặc hết thời hạn thi hành ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không chịu thi hành quyết định xử phạt).
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp trên thì cơ quan chức năng có quyền thu tiền, tài sản khác của ông T.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định (sau 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoặc hết thời hạn thi hành ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không chịu thi hành quyết định xử phạt).
2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp trên thì cơ quan chức năng có quyền thu tiền, tài sản khác của ông T.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.