Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LĨNH VỰC PHÁP LUẬT KHÁC

19006281

Tài sản cố định của Doanh nghiệp

04/05/2017 16:16
Câu hỏi:

Tôi cần giải đáp thắc mắc sau: Công ty tôi lắp đặt hệ thống chiếu sáng có trị giá 454.000.000.
Trên hóa đơn ghi là hệ thống chiếu sáng. Nhưng trên bảng kê chi phí thì bóng đèn có đơn giá 280.000/cái, công tắc... đơn giá cho mỗi cái dưới 30triệu. Như vậy tôi đưa vào tài sản cố định hay phân bổ 242?
Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cám ơn bạn đã gửi thông tin xin tư vấn đế cho chúng tôi.

Về vấn đề bạn còn đang thắc mắc, chúng tôi tư vấn như sau:

Trường hợp thứ nhất, xác định là tài sản cố định.

Trước hết cần phải hiểu về tài sản cố định theo Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau: Cụ thể theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 2 của Thông tư 45/2013/TT-BTC.

"1. Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...

2. Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...

3. Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

4. Tài sản cố định tương tự: là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương".

Theo thông tin bạn cung cấp thì Công ty bạn lắp đặt hệ thống chiếu sáng có trị giá 454.000.000. Bảng kê chi phí thì bóng đèn có đơn giá 280.000/cái, công tắc... đơn giá cho mỗi cái dưới 30triệu. Như vây, trường hợp của bạn có thể thuộc tài sản cố định hữu hình. Nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
c. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

d. Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định: Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

"Điều 6. Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

Căn cứ vào mục đích sử dụng của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành phân loại tài sản cố định theo các chỉ tiêu sau:

1. Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

a) Đối với tài sản cố định hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:

Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà.

Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ.

Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải.

Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt.

Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò…

Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật".

Trường hợp trên có thể thuộc loại 2 quy định về máy móc, thiết bị.

Trường hợp thứ hai, xác định theo Tài khoản 242 - Chi phí trả trước.

Tại Khoản 1 Điều 47 Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định:

"1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các kỳ kế toán sau.

b) Các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước, gồm:

- Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán.

- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ tối đa không quá 3 năm;

- Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,...) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;

- Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;

- Chi phí đi vay trả trước về lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu ngay khi phát hành;

- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ tối đa không quá 3 năm;

- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính;

- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;

- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh;

- Các khoản chi phí trả trước khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán.

Chi phí nghiên cứu và chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình được ghi nhận ngay là chi phí sản xuất kinh doanh, không ghi nhận là chi phí trả trước.

c) Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ kế toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.

d) Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.

đ) Đối với các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ, trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ chắc chắn nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch)".

Ta thấy, Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều kỳ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các kỳ kế toán sau. Áp dụng vào trường hợp của công ty bạn thì chưa thực sự hợp lý và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mặt khác, trường hợp trên chưa thấy được các nội dung được phản ánh là chi phí trả trước.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc nghe luật sư tư vấn khi gọi 19006281.

Trân trọng.

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Nghị định 71/2016/NĐ-CP Quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của tòa án Nghị định 71/2016/NĐ-CP Quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của tòa án
Nghị định 127/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan Nghị định 127/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
Nghị định 62/2013/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn  và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng Nghị định 62/2013/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
Nghị định 35/2015/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa Nghị định 35/2015/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
Nghị định 174/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tân số vô tuyến điện Nghị định 174/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tân số vô tuyến điện
Nghị định 81/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông Nghị định 81/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông
Luật 50/2005/QH11 Sở hữu trí tuệ Luật 50/2005/QH11 Sở hữu trí tuệ
Nghị định 38/2015/NĐ-CP Về quản lý chất thải và phế liệu Nghị định 38/2015/NĐ-CP Về quản lý chất thải và phế liệu
Thông tư 227/2012/TT-BTC Hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý Công ty Đầu Tư Chứng Khoán Thông tư 227/2012/TT-BTC Hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý Công ty Đầu Tư Chứng Khoán
Nghị định 78/2013/NĐ-CP Về minh bạch tài sản, thu nhập Nghị định 78/2013/NĐ-CP Về minh bạch tài sản, thu nhập
Nghị định 169/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Nghị định 169/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình
Nghị định 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22  tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ  và quản lý nhà nước.. Nghị định 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước..
Nghị định 156/2013/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam Nghị định 156/2013/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam
Nghị định 24/2012/NĐ-CP Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng Nghị định 24/2012/NĐ-CP Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Nghị định 70/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và  Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối Nghị định 70/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối
Nghị định 127/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Nghị định 127/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Nghị định 87/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh Nghị định 87/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh
Luật số 24/2004/QH11 Bộ Lụật Tố tụng Dân sự 2005 Luật số 24/2004/QH11 Bộ Lụật Tố tụng Dân sự 2005
Nghị định 131/2015/NĐ-CP Hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia Nghị định 131/2015/NĐ-CP Hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia