Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể
03/10/2016 15:04
Câu hỏi:
Anh B bị ung thư dạ dạy, đến khi bệnh của anh chuyển sang gia đoạn 3, anh biết mình không qua khỏi nên đã hiến tặng quả thận của mình cho người bạn thân đang bị suy thận. Gia đình anh kiên quyết phản đối việc này. Vậy theo quy định của pháp luật, việc hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người có phải cần có ý kiến của gia đình hay không?
Trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Theo quy định tại điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. Cá nhân cũng có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
Như vậy, anh B có toàn quyền quyết định trong việc hiến bộ phận cơ thể của mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác nếu anh không phải là người có hạn chế về năng lực hành vi dân sự.
Trên đây là ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc, hy vọng có thể giúp bạn tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Hãy Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Theo quy định tại điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. Cá nhân cũng có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
Như vậy, anh B có toàn quyền quyết định trong việc hiến bộ phận cơ thể của mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác nếu anh không phải là người có hạn chế về năng lực hành vi dân sự.
Trên đây là ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc, hy vọng có thể giúp bạn tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Hãy Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).