Quyền đề nghị xem xét tổ chức trưng cầu dân ý của đại biểu quốc hội
03/10/2016 08:54
Câu hỏi:
Ông A là đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp Quốc hội sắp tới, ông A dự định đề nghị Quốc hội xem xét trưng cầu ý dân đối với văn bản dự kiến sắp được ban hành. Vậy theo quy định của Luật trưng cầu ý dân năm 2015, ông A có quyền đề nghị Quốc hội xem xét tổ chức trưng cầu ý dân hay không?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật trưng cầu ý dân năm 2015, những chủ thể sau có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân:
- Thứ nhất, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thứ hai, Chủ tịch nước;
- Thứ ba, Chính phủ;
- Thứ tư, ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân về cùng một vấn đề.
Như vậy, nếu chỉ có một mình ông A đề nghị trưng cầu ý dân thì đề nghị của ông sẽ không được Quốc hội xem xét. Trường hợp có một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội về cùng một vấn đề như ông A thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị hồ sơ theo quy định trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Việc kiến nghị và tổng hợp kiến nghị của đại biểu Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật tổ chức Quốc hội, cụ thể như sau:
- Kiến nghị của đại biểu Quốc hội được gửi bằng văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó nêu rõ lý do, nội dung kiến nghị. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đại biểu Quốc hội theo thẩm quyền và báo cáo Quốc hội trong các trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, quyết định họp bất thường, họp kín hoặc có từ hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn hoặc trong các trường hợp khác mà Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy cần thiết để Quốc hội xem xét, quyết định
- Số lượng kiến nghị cần thiết để Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định là tổng số kiến nghị mà Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp nhận được trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến trước ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo hoặc đến trước ngày tiến hành phiên họp của Quốc hội về nội dung có liên quan trong trường hợp đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội tổ chức phiên họp kín.
Hồ sơ đề nghị trưng cầu ý dân gồm:
- Tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân, trong đó nêu rõ sự cần thiết của việc tổ chức trưng cầu ý dân,nội dung cần trưng cầu ý dân, dự kiến thời điểm tổ chức trưng cầu ý dân, các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân;
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật trưng cầu ý dân năm 2015, những chủ thể sau có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân:
- Thứ nhất, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thứ hai, Chủ tịch nước;
- Thứ ba, Chính phủ;
- Thứ tư, ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân về cùng một vấn đề.
Như vậy, nếu chỉ có một mình ông A đề nghị trưng cầu ý dân thì đề nghị của ông sẽ không được Quốc hội xem xét. Trường hợp có một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội về cùng một vấn đề như ông A thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị hồ sơ theo quy định trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Việc kiến nghị và tổng hợp kiến nghị của đại biểu Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật tổ chức Quốc hội, cụ thể như sau:
- Kiến nghị của đại biểu Quốc hội được gửi bằng văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó nêu rõ lý do, nội dung kiến nghị. Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đại biểu Quốc hội theo thẩm quyền và báo cáo Quốc hội trong các trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, quyết định họp bất thường, họp kín hoặc có từ hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn hoặc trong các trường hợp khác mà Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy cần thiết để Quốc hội xem xét, quyết định
- Số lượng kiến nghị cần thiết để Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định là tổng số kiến nghị mà Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp nhận được trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến trước ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo hoặc đến trước ngày tiến hành phiên họp của Quốc hội về nội dung có liên quan trong trường hợp đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội tổ chức phiên họp kín.
Hồ sơ đề nghị trưng cầu ý dân gồm:
- Tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân, trong đó nêu rõ sự cần thiết của việc tổ chức trưng cầu ý dân,nội dung cần trưng cầu ý dân, dự kiến thời điểm tổ chức trưng cầu ý dân, các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân;
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.