Quyền của người bị bạo lực gia đình
21/09/2016 15:34
Câu hỏi:
Cứ uống rượu vào là Q lại “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với cháu M, là con riêng của vợ. Xin cho biết, để bảo vệ cháu M thì Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định cháu M có những quyền gì?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định nạn nhân có các quyền sau đây:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
- Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
- Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp của cháu M, khi bị cha dượng thực hiện hành vi đánh đập, cháu hoặc mẹ cháu cần báo cho Hội phụ nữ, Trưởng thôn, Tổ dân phố, Công an xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã… để những người này có biện pháp can thiệp ngăn chặn hành vi bạo lực của Q và áp dụng những biện pháp để bảo vệ cháu như bố trí nơi tạm lánh hoặc đưa cháu đi khám, chữa bệnh và tư vấn tâm lý nếu hành vi bạo lực gây tổn thương cho cơ thể và tâm sinh lý của cháu.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định nạn nhân có các quyền sau đây:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
- Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
- Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp của cháu M, khi bị cha dượng thực hiện hành vi đánh đập, cháu hoặc mẹ cháu cần báo cho Hội phụ nữ, Trưởng thôn, Tổ dân phố, Công an xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã… để những người này có biện pháp can thiệp ngăn chặn hành vi bạo lực của Q và áp dụng những biện pháp để bảo vệ cháu như bố trí nơi tạm lánh hoặc đưa cháu đi khám, chữa bệnh và tư vấn tâm lý nếu hành vi bạo lực gây tổn thương cho cơ thể và tâm sinh lý của cháu.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.