Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LĨNH VỰC PHÁP LUẬT KHÁC

19006281

Quy trình ký kết điều ước quốc tế và Ký kết hợp đồng dân sự.

03/05/2017 14:21
Câu hỏi:

Em hiện là sinh viên trường đại học Luật và có một bài tập em muốn được luật sư lí giải rõ về việc quy trình ký kết điều ước với quy trình ký kết hợp đồng.
Em rất mong sẽ nhận được phản hồi sớm của luật sư để giúp em hiểu rõ và hoàn thành tốt bài tập của mình. Em xin chân thành cám ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty luật Bảo Chính. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn giải đáp cho bạn như sau:

1. Quy trình ký kết Điều ước quốc tế: Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định quy trình ký kết điều ước quốc tế như sau:

Ký kết điều ước quốc tế là cả một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau như đàm phán, soạn thảo, thông qua, ký, phê chuẩn hoặc phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế. Mỗi giai đoạn này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau hết sức logíc và hợp lý. Nhìn chung, quá trình ký kết điều ước quốc tế được tiến hành qua 2 giai đoạn chính:

a. Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành các văn bản điều ước: Trong giai đoạn này, các bên sẽ thực hiện các hành vi như: chuẩn bị đàm phán, đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản điều ước. Thực hiện xong các hành vi này, điều ước quốc tế vẫn chưa phát sinh hiệu lực, tuy nhiên nếu thiếu các hành vi này thì một điều ước quốc tế không thể được hình thành.

- Đàm phán: Bản chất của đàm phán là sự thương lượng, đấu tranh về lợi ích giữa các chủ thể tham gia ký kết điều ước quốc tế nhằm đi đến một thỏa thuận chung nhất. Do đó, sự thành công hay thất bại của đàm phán phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí và sự hợp tác của các bên. Có nhiều cách thức đàm phán khác nhau, như: đàm phán trên cơ sở của dự thảo văn bản đã chuẩn bị trước của mỗi bên hay một bên hoặc cùng đàm phán để trực tiếp xây dựng văn bản điều ước.

- Soạn thảo: Trong trường hợp đàm phán thành công, văn bản điều ước sẽ được soạn thảo chính thức để các bên thông qua. Với điều ước quốc tế song phương, các bên thường cử đại diện tham gia soạn thảo, còn đối với điều ước quốc tế đa phương thì việc soạn thảo sẽ được giao cho một cơ quan do các bên thống nhất lập ra.

- Thông qua văn bản điều ước: Đây là thủ tục không thể thiếu trong giai đoạn này. Thông qua văn bản điều ước chính là hình thức để các ben biểu hiện sự nhất trí của mình đối với văn bản điều ước đã được soạn thảo. Thực tiễn ký kết điều ước quốc tế cho thấy, có nhiều cách để thông qua văn bản điều ước, như: biểu quyết, ký tắt, thỏa thuận miệng. Văn bản được các bên nhất trí thông qua là văn bản cuối cùng, các bên không được phép đơn phương sửa đổi, chỉnh lý hoặc thay đổi bất kỳ quy định nào trong văn bản.

b. Giai đoạn 2: giai đoạn thực hiện các hành vi nhằm thể hiện sự ràng buộc của quốc gia với điều ước quốc tế và có giá trị tạo ra hiệu lực thi hành của điều ước đó. Giai đoạn này có 4 hành vi được thực hiện đó là: hành vi ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế.

*Ký điều ước quốc tế: Ký là một bước không thể thiếu trong trình tự ký kết điều ước quốc tế. Có 3 hình thức ký điều ước quốc tế, đó là:

- Ký tắt: Là chữ ký của các vị đại diện quốc gia tham gia đàm phán nhằm xác nhận văn bản dự thảo điều ước quốc tế. Ký tắt chưa làm phát sinh hiệu lực của điều ước.

- Ký Ad Referendum: Là chữ ký của các vị đại diện với điều kiện có sự đồng ý tiếp sau đó của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quốc gia. Về nguyên tắc, hành vi ký ad cũng không làm phát sinh hiệu lực của điều ước, tuy nhiên hình thức ký này cũng có thể làm phát sinh hiệu lực cho điều ước nếu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tỏ rõ sự chấp thuận chữ ký này.

- Ký đầy đủ (ký chính thức): Là chữ ký của các vị đại diện vào văn bản dự thảo điều ước. Về nguyên tắc, hình thức ký đầy đủ luôn làm phát sinh hiệu lực của điều ước. Trừ trường hợp điều ước này quy định các bên phải tiến hành phê chuẩn, phê duyệt thì sau hành vi phê chuẩn, phê duyệt này điều ước mới có hiệu lực thi hành.

* Phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế:

- Phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế là những hành vi do quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế tiến hành nhằm xác nhận sự đồng ý ràng buộc với một điều ước quốc tế nhất định. Cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đều ghi nhận giá trị pháp lý ngang nhau của hành vi phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế. Sự khác nhau căn bản giữa hai hành vi này là ở thẩm quyền tiến hành hai hành vi trên và nội dung của điều ước quốc tế đề cập. Việc áp dụng thủ tục phê chuẩn hay phê duyệt đối với một điều ước quốc tế thường do các bên thỏa thuận và được ghi rõ ngay trong nội dung của văn bản điều ước.

- Gia nhập điều ước quốc tế là hành động của một chủ thể luật quốc tế đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của một điều ước quốc tế đa phương đối với chủ thể đó. Việc gia nhập thường được đặt đối với quốc gia khi thời hạn ký kết điều ước đã chấm dứt hoặc điều ước đã có hiệu lức mà quốc gia đó chưa phải là thành viên. Về thủ tục gia nhập điều ước quốc tế, những điều ước quốc tế nào được gia nhập hoặc không được gia nhập phụ thuộc vào quy định cụ thể của điều ước đó hoặc phụ thuộc vào các thành viên của điều ước. Thông thường thủ tục gia nhập được tiến hành theo các cáh sau: gửi công hàm xin gia nhập hoặc ký trực tiếp vào văn bản điều ước.

2. Quy trình ký kết hợp đồng dân sự: Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

* Đề nghị giao kết hợp đồng

Điều 386 Bộ luật dân sự 2015 quy định Đề nghị giao kết hợp đồng như sau:

"1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).

2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.”

- Về hình thức đề nghị giao kết hợp đồng: Hình thức đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện ý chí của bên đề nghị giao kết hợp đồng ra bên ngoài dưới dạng nhất định mà người khác có thể nhận biết được. Bộ Luật Dân sự năm 2015 không quy định về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự, vì vậy có thể hiểu đề nghị giao kết hợp đồng có thể thực hiện bằng văn bản, hành vi cụ thể hoặc lời nói."

* Thời điểm đề nghị giao kết hơp đồng có hiệu lực:

Điều 388 Bộ luật dân sự 2015 quy định Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực:

"1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

a) Do bên đề nghị ấn định;

b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác."

* Về vấn đề thay đổi, rút lại, sửa đổi hay hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng dân sự

Điều 389 Bộ luật dân sự 2015 quy định Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng:

"1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới."

Điều 390 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng: "Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng."

Điều 391 Bộ luật dân sự 2015 quy định Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng:

"Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;

2. Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;

3. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

4. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

5. Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;

6. Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời."

* Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Điều 393 Bộ luật dân sự 2015 quy định Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:

"1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên."

Điều 394 Bộ luật dân sự 2015 quy định Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng:

"1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.

2. Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

3. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời."

* Hợp đồng có hiệu lực

Điều 401 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hiệu lực của hợp đồng

"1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật".

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc nghe luật sư tư vấn trực tiếp vui lòng gọi 19006281.
Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 102/2009/NĐ-CP Về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Nghị định 102/2009/NĐ-CP Về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Nghị định 128/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia và phân công cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 94/2013/NĐ-CP Nghị định 128/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia và phân công cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 94/2013/NĐ-CP
Nghị định 23/2014/NĐ-CP Về điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Nghị định 23/2014/NĐ-CP Về điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
Nghị định 139/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục và Bộ luật lao động về dạy nghề Nghị định 139/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục và Bộ luật lao động về dạy nghề
Nghị định 47/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính Nghị định 47/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính
Nghị định 01/2011/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương Nghị định 01/2011/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
Nghị định 10/2010/NĐ-CP Về hoạt động thông tin tín dụng Nghị định 10/2010/NĐ-CP Về hoạt động thông tin tín dụng
Nghị định 111/2014/NĐ-CP Quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu Nghị định 111/2014/NĐ-CP Quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu
Nghị định 05/2008/NĐ-CP Về quỹ bảo vệ và phát triển rừng Nghị định 05/2008/NĐ-CP Về quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
Nghị định 73/2015/NĐ-CP Quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn  xếp hạng cơ sở giáo dục đại học Nghị định 73/2015/NĐ-CP Quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học
Thông tư số: 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC Hướng dẫn một số thủ tục thi hành án dân sự Thông tư số: 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC Hướng dẫn một số thủ tục thi hành án dân sự
Nghị định 121/2016/NĐ-CP Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với tập đoàn viễn thông quân đội giai đoạn 2016-2020 Nghị định 121/2016/NĐ-CP Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với tập đoàn viễn thông quân đội giai đoạn 2016-2020
Nghị định 58/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự Nghị định 58/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
Nghị định số 221/2013/NĐ- CP Về cai nghiện bắt buộc tập trung Nghị định số 221/2013/NĐ- CP Về cai nghiện bắt buộc tập trung
Nghị định 29/2014/NĐ-CP Quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước Nghị định 29/2014/NĐ-CP Quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
Nghị định 41/2015/NĐ-CP Quy định về xét tặng danh hiệu "thầy thuốc nhân dân", "thầy thuốc ưu tú" Nghị định 41/2015/NĐ-CP Quy định về xét tặng danh hiệu "thầy thuốc nhân dân", "thầy thuốc ưu tú"
Nghị định 130/2008/NĐ-CP Về giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam Nghị định 130/2008/NĐ-CP Về giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam
Nghị định 59/2007/NĐ-CP Về quản lý chất thải rắn Nghị định 59/2007/NĐ-CP Về quản lý chất thải rắn
Nghị định 69/2008/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường Nghị định 69/2008/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường