Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã thành lập về tổ trưng cầu dân ý
03/10/2016 09:02
Câu hỏi:
Sau khi có Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức trưng cầu ý dân về vấn đề miễn thuế đối với hàng nhập khẩu từ ASEAN, Ủy ban nhân dân xã X tổ chức thành lập tổ trưng cầu ý dân. Việc thành lập tổ trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân xã X được thực hiện như thế nào và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ này theo quy định của Luật trưng cầu ý dân năm 2015?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Luật trưng cầu ý dân năm 2015, việc thành lập tổ trưng cầu ý dân được thực hiện như sau: Tổ trưng cầu ý dân được thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu chậm nhất là 40 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng,Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ trưng cầu ý dân có từ bảy đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lậpTổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viênlà đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
Tổ trưng cầu ý dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: (Khoản 2 Điều 21 Luật trưng cầu ý dân năm 2015)
- Phụ trách công tác trưng cầu ý dân tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
- Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu;
- Nhận tài liệu và phiếu trưng cầu ý dân từ Ủy ban nhân dân cấp xã; phát thẻ cử tri, phiếu trưng cầu ý dân có đóng dấu của Tổ trưng cầu ý dân cho cử tri;
- Thông báo cho cử tri biết thời gian, địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân và nội quy phòng bỏ phiếu;
- Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về các khiếu nại, tố cáo của cử tri không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
- Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu trưng cầu ý dân đến Ủy ban nhân dâncấp xã;
- Báo cáo tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Tổ chức việc bỏ phiếu lại tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân (nếu có).
Tổ trưng cầu ý dân kết thúc hoạt động sau 30 ngày kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Luật trưng cầu ý dân năm 2015, việc thành lập tổ trưng cầu ý dân được thực hiện như sau: Tổ trưng cầu ý dân được thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu chậm nhất là 40 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng,Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ trưng cầu ý dân có từ bảy đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lậpTổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viênlà đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
Tổ trưng cầu ý dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: (Khoản 2 Điều 21 Luật trưng cầu ý dân năm 2015)
- Phụ trách công tác trưng cầu ý dân tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
- Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu;
- Nhận tài liệu và phiếu trưng cầu ý dân từ Ủy ban nhân dân cấp xã; phát thẻ cử tri, phiếu trưng cầu ý dân có đóng dấu của Tổ trưng cầu ý dân cho cử tri;
- Thông báo cho cử tri biết thời gian, địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân và nội quy phòng bỏ phiếu;
- Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về các khiếu nại, tố cáo của cử tri không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
- Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu trưng cầu ý dân đến Ủy ban nhân dâncấp xã;
- Báo cáo tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Tổ chức việc bỏ phiếu lại tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân (nếu có).
Tổ trưng cầu ý dân kết thúc hoạt động sau 30 ngày kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.