Mức phạt tiền tối thiểu và tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính
25/09/2016 15:23
Câu hỏi:
Mức phạt tiền tối thiểu và tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính được quy định là bao nhiêu? Tại khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, thì có thể áp dụng mức phạt tiền cao hơn mức phạt chung áp dụng đối với cùng một hành vi vi phạm không?
Trả lời:
Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, tuy nhiên theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Luật này, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng. Như vậy, Luật đã tăng mức phạt tối thiểu và tối đa nhằm bảo đảm hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính, đáp ứng yêu cầu phòng, chống vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay. Mức phạt tối thiểu được điều chỉnh từ 10.000 đồng lên 50.000 đồng, mức phạt tối đa được điều chỉnh lên 2.000.000.000 đồng. Mức phạt tối đa đến 2.000.000.000 đồng chỉ được áp dụng đối với tổ chức trong các lĩnh vực: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ yêu cầu quản lý đô thị ở các thành phố trực thuộc trung ương, vi phạm hành chính phổ biến, diễn biến phức tạp và thường gây ra hậu quả lớn do mật độ dân cư cao, để bảo đảm việc xử lý hành vi vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực như giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc trung ương đạt hiệu quả, khoản 1 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 ghi nhận cơ chế xử phạt đặc thù đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó, đối với khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, mức phạt tiền trong lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội có thể được quy định cao hơn nhưng không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm đã được quy định tại nghị định của Chính phủ.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, tuy nhiên theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Luật này, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng. Như vậy, Luật đã tăng mức phạt tối thiểu và tối đa nhằm bảo đảm hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính, đáp ứng yêu cầu phòng, chống vi phạm hành chính trong giai đoạn hiện nay. Mức phạt tối thiểu được điều chỉnh từ 10.000 đồng lên 50.000 đồng, mức phạt tối đa được điều chỉnh lên 2.000.000.000 đồng. Mức phạt tối đa đến 2.000.000.000 đồng chỉ được áp dụng đối với tổ chức trong các lĩnh vực: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ yêu cầu quản lý đô thị ở các thành phố trực thuộc trung ương, vi phạm hành chính phổ biến, diễn biến phức tạp và thường gây ra hậu quả lớn do mật độ dân cư cao, để bảo đảm việc xử lý hành vi vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực như giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc trung ương đạt hiệu quả, khoản 1 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 ghi nhận cơ chế xử phạt đặc thù đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó, đối với khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, mức phạt tiền trong lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội có thể được quy định cao hơn nhưng không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm đã được quy định tại nghị định của Chính phủ.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.