Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính
25/09/2016 16:33
Câu hỏi:
Ở quê tôi mọi người hay đổ rác ra sông. Rồi dần dần một bãi rác hình thành ở chân cầu hai bên bờ sông. Khi nước sông ô nhiễm, cá chết hàng loạt, xã cho người xuống xử lý vi phạm vì đổ rác không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường, nhưng không ai đứng ra nhận trách nhiệm, vì gần như mấy thôn xung quanh, thôn nào cũng có hộ đổ rác ra đó nên các làng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Trường hợp này, ai sẽ là người thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra được quy định cụ thể như sau:
1. Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.
3. Người có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.
4. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 của Luật này hoặc cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức bị giải thể, phá sản mà không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 75 của Luật này thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Chi phí cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan đó.
5. Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện.
Như vậy, trong trường hợp trên, do không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, nên cơ quan có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vi phạm hành chính – tức Ủy ban nhân dân xã sẽ không ra quyết định xử phạt và Ủy ban nhân dân xã sẽ có trách nhiệm tổ chức khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây nên.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Theo quy định tại Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra được quy định cụ thể như sau:
1. Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.
3. Người có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.
4. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 của Luật này hoặc cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức bị giải thể, phá sản mà không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 75 của Luật này thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Chi phí cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan đó.
5. Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện.
Như vậy, trong trường hợp trên, do không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, nên cơ quan có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vi phạm hành chính – tức Ủy ban nhân dân xã sẽ không ra quyết định xử phạt và Ủy ban nhân dân xã sẽ có trách nhiệm tổ chức khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây nên.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.