Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LĨNH VỰC PHÁP LUẬT KHÁC

19006281

Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm có được xử lý hay không?

22/08/2017 15:30
Câu hỏi:

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm có được xử lý hay không?Khi tôi ngồi trước văn phòng xã để đợi lấy bản công chứng thì đột nhiên bị một ông cán bộ xã làm bên bộ phận tư pháp rời khỏi vị trí làm việc của mình và đưa 2 ngón tay trỏ lên răng rồi lấy 2 ngón tay trỏ tựa vào răng và đảo qua đảo lại khi có người con gái bước vào nhìn tôi cười và chị văn thư cũng cười theo thì tôi mới hiểu là ổng đang sỉ nhục tôi trước mặt rất nhiều cán bộ trong văn phòng xã. Ngay sau đó thì đích thân chủ tịch xã 2 lần ra can ngăn nhưng ổng vẫn tiếp tục làm hành động trên để làm nhục tôi (ý của ổng là: tôi thường bú dương vật của đàn ông mới lớn đến giờ và mới học ra trường nổi). Tôi lên nhận kết quả công chứng và khi tôi đứng lên ổng chạy vô gần chỗ làm việc cũ của mình và khi tôi đang đóng tiền lệ phí thì ổng lại chạy ra ngồi vị trí cũ rồi lại tiếp làm hành động cũ để làm nhục tôi, khi đó bạn đồng nghiệp của ổng cười và nói:khiêu khích nữa. Từ khi xảy ra sự việc đó tôi thường bị ám ảnh bởi hành động đó nếu tôi không rửa được mối nhục này thì tôi sẽ không chịu nổi và tôi sẽ bị những người đàn ông chân chính trong đời này cười và coi thường tôi. Sự việc đã xảy ra gần 4 năm rồi thì nay tôi có thể khởi kiện người đó về tội làm nhục người khác ra tòa án được không? và nếu như tôi làm đơn khởi kiện thì tôi nộp đơn lên tòa án huyện luôn hay nộp đơn ở xã vậy?

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp: Ông cán bộ xã đã có hành vi đưa 2 ngón tay trỏ lên răng rồi lấy 2 ngón tay trỏ tựa vào răng và đảo qua đảo lại trước mặt rất nhiều cán bộ trong văn phòng xã. Hành động của ông này là nhằm vào bạn và mọi người cũng hiểu được ý nghĩa của hành động này. Như vậy người này đã có hành vi làm nhục bạn trước đám đông. Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 về tội làm nhục người khác:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác ở đây có thể được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Mức độ nghiêm trọng cụ thể của hành vi phụ thuộc vào thái độ, nhận thức, mục đích của người phạm tội (mong muốn làm nhục người khác) cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại (bị ảnh hưởng về tâm lý ) … Nhưng với hành động của ông cán bộ xã là chưa đủ để cấu thành tội phạm theo quy định trên. Trong trường hợp này, nếu mọi người đều hiểu ý nghĩa của hành động đó với bạn và hành động này đã khiến cho bạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ, tâm lý của bạn thì ông cán bộ xã sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng – Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Như vậy, trường hợp của bạn khó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự và xử lý hành chính (trừ trường hợp nêu trên). Trong trường hợp bạn muốn khởi kiện dân sự khi nhận thấy danh dự nhân phẩm của mình bị xâm phạm thì việc chứng minh chứng cứ và sự việc cũng đã 4 năm nên khởi kiện để buộc khôi phục bảo vệ danh dự mình là rất khó.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm có được xử lý hay không?”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục đặt câu hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.

Trân trọng!

Nghị định 68/2008/NĐ-CP Quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội Nghị định 68/2008/NĐ-CP Quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội
Nghị định 107/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Nghị định 107/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Nghị đính 46/2016/NĐ- CP Xử phạt vi phạm hành chính Giao thông đường bộ Nghị đính 46/2016/NĐ- CP Xử phạt vi phạm hành chính Giao thông đường bộ
Nghị định 65/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2003/NĐ-CP Quy định về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ Nghị định 65/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2003/NĐ-CP Quy định về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ
Nghị định 90/2014/NĐ-CP Về "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật Nghị định 90/2014/NĐ-CP Về "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật
Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Nghị định 195/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản Nghị định 195/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản
Nghị định 84/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Nghị định 84/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Nghị định số 133/2015/NĐ-CP quy địnhvề việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới Nghị định số 133/2015/NĐ-CP quy địnhvề việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới
Nghị định 150/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh cựu chiến binh Nghị định 150/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh cựu chiến binh
Nghị định 55/2011/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế Nghị định 55/2011/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
Nghị định 101/2014/NĐ-CP Về điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn viễn thông quân đội Nghị định 101/2014/NĐ-CP Về điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn viễn thông quân đội
Nghị định 88/2014/NĐ-CP Quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm Nghị định 88/2014/NĐ-CP Quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
Nghị định 143/2013/NĐ-CP Quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo Nghị định 143/2013/NĐ-CP Quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo
Nghị định 80/2010/NĐ-CP Quy định về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Nghị định 80/2010/NĐ-CP Quy định về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Nghị định 92/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh, tín ngưỡng, tôn giáo Nghị định 92/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh, tín ngưỡng, tôn giáo
Nghị định 26/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất Nghị định 26/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất
Nghị định 90/2012/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ Nghị định 90/2012/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ
Nghị định 110/2014/NĐ-CP Quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa Nghị định 110/2014/NĐ-CP Quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa