Điều kiện để có thể trở thành Đảng viên
04/05/2017 14:57
Chào luật sư! Em có vấn đề muốn hỏi về xác minh lí lịch xin vào Đảng như sau: Em sinh năm 1992, hiện em đang làm lí lịch xin vào Đảng, bản thân là giáo viên luôn chấp hành tốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, trong quá trình công tác luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cha ruột làm công nhân tại một xí nghiệp ép dầu từ năm 1981 đến năm 1997, vào Đảng năm 1989, đến năm 1997 xí nghiệp giải thể, cha có chuyển sinh hoạt Đảng về địa phương nhưng do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, lo mưu sinh nên sinh hoạt Đảng tại địa phương 2 lần rồi không tham gia sinh hoạt nữa. Mẹ ruột làm nhân viên ở bệnh viện huyện từ năm 1980 đến 1992, vào Đảng năm 1990, năm 1992 sinh em bé nên xin nghỉ việc, mẹ có chuyển sinh hoạt Đảng về địa phương, nhưng do kinh tế gia đình khó khăn, con còn quá nhỏ, ở nhà chăm con và lo mưu sinh nên sinh hoạt Đảng tại địa phương 1 lần rồi không tham gia sinh hoạt nữa.
Vậy luật sư cho em hỏi với lí lịch cha, mẹ ruột như vậy thì em có được kết nạp vào Đảng hay không?
Em xin cảm ơn!
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cám ơn bạn đã gửi thông tin xin tư vấn đế cho chúng tôi.
Về vấn đề bạn còn đang thắc mắc, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo khoản 1 Quy định số 45-QĐ/TW ngày 1/11/2011 hướng dẫn khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, công dân có đủ các điều kiện sau đây sẽ được xem xét để kết nạp Đảng:
- Về tuổi đời
a) Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng).
b) Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
- Về trình độ học vấn.
a) Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
b) Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.
Bên cạnh đó, mục 3 Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 05/01/2012 quy định về lý lịch và việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng như sau:
“3.3- Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra
- Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.
Theo đó, đối với người được kết nạp vào Đảng phải thỏa mãn điều kiện về tuổi là đủ 18 tuổi trở lên (trường hợp trên 60 tuổi do cấp Ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định) và trình độ học vấn lf phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên,với trường hợp người vào Đảng đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.Bên cạnh đó, người vào Đảng được thẩm tra lý lịch đối với bản thân và người thân của mình. Trong đó, đối với người thân sẽ tiến hành làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đối với trường hợp của bạn đã trình bày, cha ruột làm công nhân tại một xí nghiệp ép dầu từ năm 1981 đến năm 1997, vào Đảng năm 1989, đến năm 1997 xí nghiệp giải thể, cha có chuyển sinh hoạt Đảng về địa phương nhưng do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, lo mưu sinh nên sinh hoạt Đảng tại địa phương 2 lần rồi không tham gia sinh hoạt nữa. Mẹ ruột làm nhân viên ở bệnh viện huyện từ năm 1980 đến 1992, vào Đảng năm 1990, năm 1992 sinh em bé nên xin nghỉ việc, mẹ có chuyển sinh hoạt Đảng về địa phương, nhưng do kinh tế gia đình khó khăn, con còn quá nhỏ, ở nhà chăm con và lo mưu sinh nên sinh hoạt Đảng tại địa phương 1 lần rồi không tham gia sinh hoạt nữa. Như vạy, cả hai bố mẹ bạn đều không tham gia sinh hoạt Đảng nữa. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ các điều kiện về tuổi đời và trình độ học vấn như trên, bố mẹ bạn trong suốt quá trình sinh sống và làm việc luôn chấp hành tốt moi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thì bạn vẫn có thể được xem xét kết nạp Đảng, còn vấn đề về lý lịch của bố mẹ bạn vì một vài lý do do đời sống khó khăn... không tham gia sinh hoạt Đảng nữa không ảnh hưởng đến việc kết nạp Đảng của bạn.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp hoặc nghe luật sư tư vấn khi gọi 19006281.
Trân trọng.
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.