Di dời cột điện gây mất mỹ quan.
07/02/2017 16:08
Câu hỏi:
Xin hỏi Luật sư gia đình tôi có ý định xin di chuyển cột điện đối diện nhà gây mất mỹ quan. nên xin hỏi căn cứ vào điều nào của luật điện lực và có nghị định hay thông tư nào hướng dẫn chi tiết về di chuyển cột điện hay không?. Nữa là nếu cột điện lắp đặt sau thời gian gia đình tôi được cấp quyền sử dụng đất thì thủ tục chi phí xử lý di chuyển như thế nào?. Xin cảm ơn!(namtamchin@...)
Trả lời:
Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo nguyên tắc khi khảo sát thiết kế phải trồng tụ điện vào giáp ranh của 2 thửa đất liền kề, không trồng trụ điện như kiểu nhà bạn. Cần xác định vị trí đặt trụ điện đặt ở đâu để có cách giải quyết phù hợp.
Trường hợp cột điện trong đất nhà bạn có chỗ để di dời đảm bảo an toàn truyền tải bạn có quyền yêu cầu di dời và không phải chịu chi phí. Nếu trường hợp cột điện ngoài đất nhà bạn có chỗ để di dời đảm bảo an toàn truyền tải các bên sẽ thỏa thuận chi phí. Thông thường người yêu cầu sẽ phải chịu toàn bộ chi phí. Còn nếu trong trường hợp không có chỗ để di dời, việc di dời không đảm bảo an toàn lưới điện. Nếu trụ điện trong đất của bạn thì sẽ được hỗ trợ, bồi thường. Nếu trụ điện nằm ngoài đất của bạn thì sẽ không được bồi thường cũng không thể yêu cầu di dời được.
Việc di dời sẽ liên quan trực tiếp đến: Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, phần đất trồng trụ điện có phải là đất của bạn hay không, trụ điện khi di dời sẽ được di dời vào đâu, việc đảm bảo an toàn điện,… từ đó họ sẽ đưa ra cách thức thực hiện. Trong trường hợp này không phải không có lỗi từ bạn vì khi thi công đào lỗ bạn biết mà không có ý kiến nên bạn và công ty điện lực nên thỏa thuận để giải quyết vụ việc nhẹ nhàng, nhanh chóng không nên khởi kiện sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc và kết quả thì có thể không như mình mong muốn.
Bạn tìm hiểu kỹ hai văn bản sau để xác định trường hợp của mình: Nghị định 106/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo vệ công trình lưới điện; Nghị định 81/2009/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định 106/2005/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu bạn còn vướng mắc thì có thể gọi 1900 6281 để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo nguyên tắc khi khảo sát thiết kế phải trồng tụ điện vào giáp ranh của 2 thửa đất liền kề, không trồng trụ điện như kiểu nhà bạn. Cần xác định vị trí đặt trụ điện đặt ở đâu để có cách giải quyết phù hợp.
Trường hợp cột điện trong đất nhà bạn có chỗ để di dời đảm bảo an toàn truyền tải bạn có quyền yêu cầu di dời và không phải chịu chi phí. Nếu trường hợp cột điện ngoài đất nhà bạn có chỗ để di dời đảm bảo an toàn truyền tải các bên sẽ thỏa thuận chi phí. Thông thường người yêu cầu sẽ phải chịu toàn bộ chi phí. Còn nếu trong trường hợp không có chỗ để di dời, việc di dời không đảm bảo an toàn lưới điện. Nếu trụ điện trong đất của bạn thì sẽ được hỗ trợ, bồi thường. Nếu trụ điện nằm ngoài đất của bạn thì sẽ không được bồi thường cũng không thể yêu cầu di dời được.
Việc di dời sẽ liên quan trực tiếp đến: Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, phần đất trồng trụ điện có phải là đất của bạn hay không, trụ điện khi di dời sẽ được di dời vào đâu, việc đảm bảo an toàn điện,… từ đó họ sẽ đưa ra cách thức thực hiện. Trong trường hợp này không phải không có lỗi từ bạn vì khi thi công đào lỗ bạn biết mà không có ý kiến nên bạn và công ty điện lực nên thỏa thuận để giải quyết vụ việc nhẹ nhàng, nhanh chóng không nên khởi kiện sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc và kết quả thì có thể không như mình mong muốn.
Bạn tìm hiểu kỹ hai văn bản sau để xác định trường hợp của mình: Nghị định 106/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo vệ công trình lưới điện; Nghị định 81/2009/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định 106/2005/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu bạn còn vướng mắc thì có thể gọi 1900 6281 để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.