Công an giao thông được tạm giữ phương tiện bao nhiêu ngày?
24/10/2016 11:46
Câu hỏi:
Thưa luật sư, em trai tôi điều khiển xe gắn máy chạy sai làn đường và va chạm với một xe máy khác, gây thương tích cho người điều khiển chiếc xe đó, rất may chỉ bì trầy sước ở phần mềm, đã được sơ cứu, cấp cứu kịp thời. Khi xảy ra sự việc công an giao thông đã lập biên bản để tạm giữ xe của em trai tôi vậy trường hợp này em tôi sẽ bị xử lý thế nào? Em trai tôi bị giữ xe trong thời gian bao nhiêu ngày. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hoàng Quyên, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi thấy có căn cứ khẳng định đây là hành vi vi phạm hành chính về giao thông, vi phạm quy tắc điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Tùy theo tính chất và hậu của của hành vi và mức độ nguy hiểm cho xã hội mà sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông được bộ, đường sắ hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Đối với trường hợp của em trai bạn thì hành vi vi phạm này đang ở mức vi phạm hành chính. Theo đó hình thức xử lý sẽ là xử phạt vi phạm hành chính bằng phạt tiền. Ngoài việc bị phạt tiền, em trai bạn còn có thể bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan người điều khiển và phương tiện vi phạm.
Thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau: “Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.
Do vậy trường hợp này người vi phạm nói chung và em trai bạn nói riêng thường sẽ bị giữ xe 7 ngày.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính đối với trường hợp của bạn Hoàng Quyên, sinh sống tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Đối với trường hợp của em trai bạn thì hành vi vi phạm này đang ở mức vi phạm hành chính. Theo đó hình thức xử lý sẽ là xử phạt vi phạm hành chính bằng phạt tiền. Ngoài việc bị phạt tiền, em trai bạn còn có thể bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan người điều khiển và phương tiện vi phạm.
Thời gian tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau: “Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.
Do vậy trường hợp này người vi phạm nói chung và em trai bạn nói riêng thường sẽ bị giữ xe 7 ngày.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính đối với trường hợp của bạn Hoàng Quyên, sinh sống tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.