Chi phí kiểm nghiệm nếu phát hiện vi phạm thì cơ sở chế biến phải nộp?
16/09/2016 16:28
Câu hỏi:
Theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra, cơ sở chế biến cá Tra của bà G phải chịu toàn bộ chi phí kiểm tra, lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm. Bà G cho rằng việc kiểm tra là trách nhiệm của cơ quan kiểm tra (bà không mời đến kiểm tra) nên cơ quan kiểm tra phải tự chi trả.
Xin hỏi, trong trường hợp này, ai phải chịu trách nhiệm trả chi phí kiểm tra, lấy mẫu, kiểm nghiệm?
Trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc mà bạn đã cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Chi phí kiểm tra, lấy mẫu và kiểm nghiệm được quy định tại Điều 8 Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT. Theo đó, chi phí kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu tỷ lệ mạ băng, hàm lượng nước và ghi nhãn trong quá trình sản xuất sản phẩm cá Tra do Cơ quan kiểm tra chi trả. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên của Cơ quan kiểm tra.
Tuy nhiên Khoản 2 Điều này quy định: Trường hợp Cơ quan kiểm tra kết luận cơ sở vi phạm quy định về điều kiện chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm cá Tra chế biến tại Điều 6 Nghị định số 36/2014/NĐ-CP thì Chủ cơ sở phải trả chi phí kiểm tra, lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm (bao gồm cả hoạt động thẩm tra, lấy mẫu kiểm tra, kiểm nghiệm trong quá trình thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa của cơ sở) cho Cơ quan kiểm tra theo đúng quy định tại Điều 41 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm để kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất và hàng hóa trên thị trường do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định việc lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chi trả. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ kết quả thử nghiệm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kết luận người sản xuất, người bán hàng vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì người sản xuất, người bán hàng phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa).
Như vậy, nếu Đoàn kiểm tra kết luận sản phẩm cá Tra của cơ sở chế biến cá Tra do bà G làm chủ sở hữu có vi phạm quy định về điều kiện chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thì bà G sẽ phải chịu chi phí kiểm tra, lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Công ty luật Bảo Chính thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trên cơ sở những thông tin liên quan đến vụ việc mà bạn đã cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
Chi phí kiểm tra, lấy mẫu và kiểm nghiệm được quy định tại Điều 8 Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT. Theo đó, chi phí kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu tỷ lệ mạ băng, hàm lượng nước và ghi nhãn trong quá trình sản xuất sản phẩm cá Tra do Cơ quan kiểm tra chi trả. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên của Cơ quan kiểm tra.
Tuy nhiên Khoản 2 Điều này quy định: Trường hợp Cơ quan kiểm tra kết luận cơ sở vi phạm quy định về điều kiện chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm cá Tra chế biến tại Điều 6 Nghị định số 36/2014/NĐ-CP thì Chủ cơ sở phải trả chi phí kiểm tra, lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm (bao gồm cả hoạt động thẩm tra, lấy mẫu kiểm tra, kiểm nghiệm trong quá trình thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa của cơ sở) cho Cơ quan kiểm tra theo đúng quy định tại Điều 41 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm để kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất và hàng hóa trên thị trường do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa quyết định việc lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chi trả. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ kết quả thử nghiệm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kết luận người sản xuất, người bán hàng vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì người sản xuất, người bán hàng phải trả chi phí lấy mẫu và thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa).
Như vậy, nếu Đoàn kiểm tra kết luận sản phẩm cá Tra của cơ sở chế biến cá Tra do bà G làm chủ sở hữu có vi phạm quy định về điều kiện chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thì bà G sẽ phải chịu chi phí kiểm tra, lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.