Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LĨNH VỰC PHÁP LUẬT KHÁC

19006281

Bố từng đi tù có được vào Đảng không?

10/05/2017 09:41
Câu hỏi:

Bố tôi đã từng bị nghiện hút phải đi tù, hiện giờ tôi muốn vào Đảng thì có được hay không?

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.

Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng công sản Việt Nam về Đảng viên nhu sau:

“1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.”

Có thể thấy, điều kiện cơ bản để được xét kết nạp Đảng là người kết nạp phải là công dân Việt Nam, có tuổi đời từ 18 tuổi trở lên, tự nguyện và mong muốn được đứng vào hàng ngũ của Đảng…về tiêu chuẩn về tuổi đời và trình độ học vấn sẽ được quy định cụ thể tại Điều 1 Quyết định 29-QĐ/TW , bạn có thể xem xét đối chiếu xem mình có đáp ứng được những điều kiện này không, nếu có thì bạn được coi là đủ tư cách xét kết nạp Đảng. Tuy nhiên khi xem xét thì người muốn kết nạp sẽ phải trải qua một quá trình đó là thẩm tra lí lịch, theo quy định tại khoản 3.4 Điều 3 Hướng dẫn 01-HD/TW về thủ tục xem xét kết nạp Đảng viên:

“3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

– Người vào Đảng.

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

b) Nội dung thẩm tra

– Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

c) Phương pháp thẩm tra

– Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

… ”

Trong đó, có việc xét lí lịch đối với người thân người vào Đảng về việc chấp hành các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bố bạn từng buôn bán thuốc phiện, nghiện hút và đi tù nên việc xem xét ở đây phụ thuộc vào việc bố bạn đã được xóa án tích đối với tội này hay chưa. Theo quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) về việc đương nhiên xóa án tích:

Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:

“1. Người được miễn hình phạt.

2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;

c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;

d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.”

Do không rõ bố bạn chịu hình phạt tù bao nhiêu năm và từ thời điểm nào nên bạn xem xét về quy định trên xem bố bạn đã đủ điều kiện xóa án tích hay chưa, nếu đã đủ điều kiện xóa án tích thì bố bạn sẽ được coi là chưa bị kết án và khi xét lí lịch thì bạn có thể thông qua được điều kiện này, nếu bố bạn chưa được xóa án tích thì việc xem xét lí lịch có thể sẽ bị đánh giá và bạn có thể không đủ điều kiện để được xét kết nạp Đảng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn.

Nếu còn vướng mắc, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để nhân được giải đáp, hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.

Chúc bạn thành công!

Công ty luật Bảo Chính.

Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia các vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, thương mại, kinh tế… vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 86/2014/NĐ-CP Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Nghị định 86/2014/NĐ-CP Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Nghị định 156/2013/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam Nghị định 156/2013/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam
Nghị định 95/2010/NĐ-CP Quy định về cấp phép và phối hợp hoạt động với lực lượng tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài tại Việt Nam Nghị định 95/2010/NĐ-CP Quy định về cấp phép và phối hợp hoạt động với lực lượng tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 66/2006/NĐ-CP Về phát triển ngành nghề nông thôn Nghị định 66/2006/NĐ-CP Về phát triển ngành nghề nông thôn
Nghị định số 221/2013/NĐ- CP Về cai nghiện bắt buộc tập trung Nghị định số 221/2013/NĐ- CP Về cai nghiện bắt buộc tập trung
Nghị định 25/2016/NĐ-CP Về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam Nghị định 25/2016/NĐ-CP Về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
Nghị định 120/2008/NĐ-CP Về quản lý lưu vực sông Nghị định 120/2008/NĐ-CP Về quản lý lưu vực sông
Nghị định 65/2015/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính  trong lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng, phát, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật Nghị định 65/2015/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng, phát, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật
Nghị định 59/2016/NĐ_CP Quy định về chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng Nghị định 59/2016/NĐ_CP Quy định về chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
Nghị định 104/2012/NĐ-CP Quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nghị định 104/2012/NĐ-CP Quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nghị định 08/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ Nghị định 08/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ
Nghị định 02/2010/NĐ-CP Về khuyến nông Nghị định 02/2010/NĐ-CP Về khuyến nông
Nghị định 63/2010/NĐ-CP Về kiểm soát thủ tục hành chính Nghị định 63/2010/NĐ-CP Về kiểm soát thủ tục hành chính
Nghị định 05/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định Về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấ pháp luật Nghị định 05/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định Về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấ pháp luật
Nghị định 124/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2007/NĐ-CP Về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch Nghị định 124/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2007/NĐ-CP Về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13
Nghị định 64/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam Nghị định 64/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 48/2014/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nghị định 48/2014/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nghị định 128/2013/NĐ-CP Về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam Nghị định 128/2013/NĐ-CP Về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam
Nghị định 56/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP Về quỹ bảo trì đường bộ Nghị định 56/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP Về quỹ bảo trì đường bộ