Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ sử dụng lao đông có hành vi vi phạm.

14/05/2017 22:21
Câu hỏi:

Vào năm 2008 tôi làm công nhân cho một công cổ phần sữa sứ c sông việt nam và được công ty đóng bảo hiểm cho tôi theo quy định của Nhà nước. đến năm 2009 thì công ty có mở một chi nhánh mang tên công ty TNHH dược phẩm HIKID địa chỉ 71/21 Hoàng Văn Thái –Phường khương trung- thanh xuân –hà nội. sau đó tôi được điều chuyển công việc sang công ty mới . Trong thời gian từ năm 2008 đên tháng 11/2012 tôi làm việc tại công ty TNHH dược phẩm HIKID nhưng sổ bảo hiểm của tôi vẫn do cty cổ phần sữa sức sống việt nam đang lưu hồ sơ. Và hàng tháng công ty TNHH dược phẩm HIKID vẫn trừ lương bảo hiểm hàng tháng của tôi theo quy định nhưng không nộp tiền cho công ty cổ phần sữa sức sông việt nam .vì vậy cho đến nay tôi vẫn chưa chốt và rút được sổ bảo hiểm. Với mức lương của ngừoi lao động bình thường không cao vì thế tôi không thể bỏ một số tiền ra để nộp về công ty sữa sức sông để rút sổ bảo hiểm hơn nữa đó là quyền lợi của người lao động được hưởng chính sách đó. Vậy tôi muốn hỏi : Cty tnhh dược phẩm HIKD là một doanh nghiệp làm như vậy có đúng với người lao động không ? Nếu đúng thì họ sẽ phải giải quyết như thế nào, và tôi phải làm gì tiêp theo) Về đơn từ: trước khi nghỉ việc tại công ty Dược phảm HIKID tôi đã có làm đơn xin nghỉ việc đã được A hoàn và Chị Nguyên Giám đốc công ty ký duyệt , kèm theo tôi có viết một đơn giải quyết về bảo hiểm cũng đã ký duyệt của kế toán, Giám đốc Tôi xin lưu ý : thời điểm tôi đang làm việc là sổ bảo hiểm đóng tại Quận Hoàng mai Thành phố hà nội Khó khăn: Tôi đã gọi điện nhiều lần cho Giám đốc công ty và được trả rằng ‘chị chưa xem được , tao không liên quan đến mày, cứ về đi rồi chị xem, tôi đi lại nhiều lần tới công ty nhung cty vẫn không giải quyết.( xưng tao , mày) rât tiếc tôi không ghi âm được) Thời gian khác gọi lại số quen của tôi thì không nghe máy, tôi lấy số khác thì nghe và vẫn câu trả lời như vậy. Rất mong Cty Luật Bảo Chính có tư vấn ?

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
Thứ nhất: Về những hành vi vi phạm về phía công ty.

+ Căn cứ vào Điều 23 Bộ luật lao động 2012 quy định :

" Điều 23: Nội dung hợp đồng lao động.

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;…”,

Như vậy, sau khi ký kết hợp đồng lao động, thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những nội dung đã ký kết trong hợp đồng, như vậy, về vấn đề điều chuyển bạn từ công ty Cổ phần sữa sức sông sang chi nhánh là công ty TNHH dược phẩm HIKID chỉ hợp pháp khi thuộc trường hợp được quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động 2012:

“Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động…”.

Như vậy, vì nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà công ty Sữa sức sông được quyền tạm thời chuyển bạn sang làm việc tại chi nhánh mới mở, tuy nhiên thời hạn điều chuyển không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp bạn đồng ý và như bạn đã cung cấp thông tin, bạn đã không phản đối khi được điều chuyển sang làm công việc tại chi nhánh của công ty Sữa sức sông thì sẽ coi như bạn đồng ý với việc điều chuyển này. Ngoài ra, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định: “Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.” Vì vậy, nếu việc tạm thời chuyển bạn làm công việc khác so với hợp đồng quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm mà sự đồng ý của bạn không được lập thành văn bản thì việc điều chuyển này sẽ coi là không hợp pháp.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP đối với hành vi vi phạm là bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì công ty Cổ phần Sữa sức sông Việt Nam có thể bị xử phạt hành chính cụ thể là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

+ Căn cứ vào Điều 47 Luật lao động 2012quy định:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động…”.

Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động với bạn, Công ty Cổ phần Sữa sức sông Việt Nam phải có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm và những giấy tờ khác mà công ty Cổ phần sữa sức sông đã giữ của bạn. Và vậy, sau khi nghỉ việc ở công ty Cổ phần sữa sức sông bạn cần phải hoàn tất các thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội tại công ty này, việc này sẽ do công ty lập danh sách gửi đến Cơ quan bảo hiểm xã hội và thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn đồng thời sau đó công ty phải có trách nhiệm trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Vì vậy, khi nghỉ việc công ty Cổ phần Sữa sức sông Việt Nam vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn là trái pháp luật.

Vì vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì khi công ty Cổ phần Sức sữa sông Việt Nam có hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của bạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật Lao động 2012 thì công ty sẽ bị xử phạt hành phạt hành chính đối với hành vi này cụ thể là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Và hồ sơ khi thực hiện chốt sổ được thực hiện theo Quyết định số 959-QĐ/BHXH, cụ thể

+ Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ việc.

+ Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.

+ Sổ BHXH.

Thứ hai: Quyền và nghĩa vụ của bạn khi nghỉ việc.

Căn cứ vào Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định:

“2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”.

Do bạn không đề cập đến vấn đề hợp đồng bạn ký kết với công ty Cổ phần sữa sức sông Việt Nam là loại hợp đồng nào, vì vậy trong trường hợp này, khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật thì trước khi nghỉ việc bạn phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cụ thể: nếu hợp đồng lao động giữa bạn và công ty là loại hợp đồng không xác định thời hạn thì trước khi nghỉ việc bạn có nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; Nếu là hợp đồng xác định thời hạn thì bạn có nghĩa vụ báo trước với người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày.

Từ 1/1/2009 chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện, đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là công dân Việt Nam có hợp đồng lao động 12-36 tháng hoặc không xác định thời hạn. Cho nên đối với thời gian từ trước ngày 1/1/2009 người lao động có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp do bảo hiểm xã hội chi trả hay không phụ thuộc vào người sử dụng lao động có đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động hay không.

Vì vậy, nếu Công ty Cổ phần Sức sữa sông Việt Nam không đóng bảo hiểm thất nghiệp cho bạn đến trước ngày 1/1/2009 thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thội việc do công ty có trách nhiệm chi trả căn cứ Điều 48 Bộ luật lao động 2012 thì khi nghỉ việc trong trường hợp này, người sử dụng lao động tức là công ty Cổ phần sữa sức sông Việt Nam có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn do bạn đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên và mỗi năm làm việc bạn sẽ được người lao động trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, vì vậy, thời gian để tính trợ cấp thôi việc do công ty chi trả là tổng thời gian bạn làm việc thực tế từ năm 2008 đến 2009. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Và bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ cơ quan bảo hiểm chi trả trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến thời điểm bạn xin nghỉ việc tức là tháng 11/2012 nếu đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 49 Luật việc làm 2013, cụ thể:

“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Và mức trợ cấp thất nghiệp bạn có thể được hưởng quy định tại Điều 50 Luật việc làm 2013, cụ thể là:

“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”.

Nếu công ty Cổ phần sức sữa sông Việt Nam đã đóng đầy đủ bảo hiểm thất nghiệp cho bạn từ khi ký kết hợp đồng đến khi bạn xin nghỉ việc thì trong trường hợp này bạn có thể được hưởng bảo hiểm thất nghiệp do bảo hiểm chi trả trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2012 nếu đủ điều kiện theo Điều 49 Luật Việc làm 2013.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất

Trân trọng !

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH cách tính tiền lương cho người lao động Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH cách tính tiền lương cho người lao động
Nghị định 73/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm Nghị định 73/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm
Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Công văn số 3647/BHXH-CSXH V/v hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ TNLĐ, BNN Công văn số 3647/BHXH-CSXH V/v hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ TNLĐ, BNN
Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn một số điều của luật lao động về việc làm Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn một số điều của luật lao động về việc làm
Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Nghị định 118/2006/NĐ-CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức Chính phủ Nghị định 118/2006/NĐ-CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức Chính phủ
Hướng dẫn chính sách lao động đối với lao động nữ Hướng dẫn chính sách lao động đối với lao động nữ
Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nghị định 54/2011/NĐ-CP Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo Nghị định 54/2011/NĐ-CP Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh
Nghị định 117/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ_CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định 117/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ_CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức
Nghị định 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Nghị định 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Nghị định 113/2015/NĐ-CP Quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập Nghị định 113/2015/NĐ-CP Quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
Nghị định 93/2010/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Nghị định 93/2010/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014
Nghị định 46/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động Nghị định 46/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động
Nghị định 60/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc Nghị định 60/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
Nghị định 30/2013/NĐ-CP Về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung Nghị định 30/2013/NĐ-CP Về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung