Viên chức được cử đi đào tạo thạc sỹ trở về xin nghỉ việc sẽ phải bồi thường như thế nào?
13/05/2017 10:23
Tôi có vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:
Năm 2005 tôi vào công tác tại trường Cao đẳng, nhiệm vụ giảng dạy, chức danh giảng viên. Năm 2010 tôi được cử đi học thạc sỹ, năm 2012 tôi về công tác tiếp tục. Khi đi học có cam kết là về làm việc thời gian gấp 3 lần thời gian đào tạo. Đến này đã thực hiện được 1/2 thời gian cam kết. Đến tháng 11/2015, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi có xin nhà trường cho tôi nghỉ việc để xin việc mới. Đầu tiên tôi gửi đơn xin nghỉ việc và xin bồi hoàn kinh phí đào tạo. Hiệu trưởng phê vào đơn nghỉ việc là: "Không giải quyết nguyên vọng theo đơn”. Tôi tiếp tục gửi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Luật Viên chức 2010 với lý do gia đình khó khăn, đến nay đã 50 ngày. Trong thời gian chờ đợi tôi đã hoàn thành các công việc được giao nhưng sau 45 ngày nhà trường trả lời nếu tôi nghỉ sẽ triệu tập, nếu triệu tập không quay lại sẽ ra quyết định kỷ luật. Và vẫn không giải quyết cho nghỉ việc. Khi tôi làm việc trực tiếp với lãnh đạo, được trả lời rằng: “Phải chứng minh Tư vấn trường hợp nghỉ việc của người lao động
Được gia đình khó khăn thì mới được nghỉ “. Nhà trường không có kinh phí hỗ trợ cho nhân viên sau khi thôi việc. Để được quyết định thôi việc, tôi làm thêm 1 đơn ngày 26/11/2015, hoàn toàn giống nội dung đơn ban đầu và thêm phần đồng ý không nhận trợ cấp thôi viêc thì Nhà trường lại trả lời tôi vi phạm cam kết khi được cử đi đào tạo nên không ra quyết định cho nghỉ. Vậy, tôi có cần phải chứng minh hoàn cảnh thực sự khó khăn mới được nghỉ hay không, và phải chứng minh như thế nào? Nếu tôi nghỉ đơn phương thì có phạm luật gì không và có được hỗ trợ nghỉ việc theo chế độ hay không? Cơ quan tôi không cấp quyết định chấm dứt hợp đồng sau 45 ngày là có đúng không? Làm cách nào để cơ quan cấp cho tôi quyết định chấm dứt hợp đồng?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, loại hợp đồng bạn ký với phía nhà trường là loại hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của Bộ Luật lao động 2012.
Theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật lao động 2012 về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động có quy định:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai.
Theo căn cứ tại Khoản 4 Điều 29 Luật Viên chức 2010 về Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc có quy định:
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Như vậy, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với phía nhà trường và chỉ cần bảo đảm thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày mà không cần phải giải trình lý do khó khăn hay các vấn đề liên quan.
Sau thời gian đó, kể từ ngày bạn nộp đơn thôi việc, hợp đồng lao động giữa vợ bạn và công ty đương nhiên chấm dứt theo theo quy định tại khoản 9 Điều 36 Bộ luật Lao động. Phía công ty phải có nghĩa vụ giải quyết việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của bạn. Nếu sau thời gian này mà công ty không giải quyết cho bạn là vi phạm pháp luật.
Tại Điều 43 Bộ Luật Lao động 2012 về Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật có quy định:
“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này.
Do đó, nếu bạn tuần thủ đúng các quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc, bạn hoàn toàn không cần phải bồi thường chi phí đào tạo.
Tóm lại, trong hợp đồng không xác định thời hạn, bạn đã thông báo trước 45 ngày nên bạn có quyền nghỉ việc, được hưởng chế độ đầy đủ và có thể ký hợp đồng làm việc ở Công ty khác bình thường. Việc bạn làm việc ở công ty khác trong thời gian này chỉ liên quan đến việc hưởng các chế độ sau khi nghỉ việc như việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, phía Công ty không có quyền kỷ luật bạn.
Nếu phía công ty vẫn không kí đơn xin thôi việc, bạn có thể liên hệ với tổ chức công đoàn cơ sở, nếu không có công đoàn cấp cơ sở thì liên hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp ở công ty bạn để họ có thể giúp đỡ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp của luật sư khi gọi 19006281.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.