Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại về lao động lần đầu
27/09/2016 10:24
Câu hỏi:
Xin cho biết, pháp luật quy định như thế nào về trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại về lao động lần đầu?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Theo Nghị định số 119/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại về lao động lần đầu được quy định như sau:
1. Thụ lý giải quyết khiếu nại về lao động:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính;
- Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định như trên, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu:
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
3. Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần đầu
Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu nêu trên, người giải quyết khiếu nại lần đầu tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại.Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời.
4. Tổ chức đối thoại lần đầu
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; biên bản đối thoại được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại.
Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội dung khiếu nại; Kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại (nếu có); Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại; giải quyết vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có); Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người giải quyết khiếu nại lần đầu căn cứ vào kết luận nội dung khiếu nại để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
5. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu về lao động
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại về lao động đến người khiếu nại, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động bị khiếu nại đặt trụ sở chính.Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, người giải quyết khiếu nại còn phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định, hành vi đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếu nại. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Theo Nghị định số 119/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại về lao động lần đầu được quy định như sau:
1. Thụ lý giải quyết khiếu nại về lao động:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính;
- Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định như trên, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu:
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
3. Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần đầu
Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu nêu trên, người giải quyết khiếu nại lần đầu tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại.Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời.
4. Tổ chức đối thoại lần đầu
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; biên bản đối thoại được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại.
Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội dung khiếu nại; Kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại (nếu có); Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại; giải quyết vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại; Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có); Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người giải quyết khiếu nại lần đầu căn cứ vào kết luận nội dung khiếu nại để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
5. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu về lao động
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại về lao động đến người khiếu nại, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động bị khiếu nại đặt trụ sở chính.Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, người giải quyết khiếu nại còn phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định, hành vi đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếu nại. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.