Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Trách nhiệm người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động.

13/05/2017 23:42
Câu hỏi:

Em có 1 vấn đề mong được Luật sư giải đáp: bố em là một thợ xây làm công trình cho một chú gần nhà, không may bố em bị ngã từ trên tầng 1 xuống và bị gãy xương cổ tay. Người ta chỉ đưa bố em đi bó bột và đền bù 500 nghìn.
Như vậy có đúng với luật không và bị gãy cổ tay thương tật là bao nhiêu? Mong được Luật sư giải đáp chi tiết giúp em. Em cảm ơn nhiều.

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao động 2012 quy định nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động như sau:

"2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động."

Như vậy, người thuê bố bạn làm thợ xây công trình trong trường hợp này phải có nghĩa vụ giao kết hợp đồng với bố bạn hoặc với đại diện của nhóm thợ xây công trình.

Điều 142 Bộ luật lao động 2012 quy định tai nạn lao động như sau:

"1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ."

Bố bạn đang trong quá trình trực tiếp làm việc và gặp tai nạn. Vì vậy bố bạn sẽ được hưởng các chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 144 Bộ luật lao động 2012 như sau:

"1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này."

Về mức bồi thường cho tai nạn lao động, theo Điều 145 Bộ luật Lao động 2012 có quy định:

"1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này."

Việc xác định mức thương tật của bố bạn, bạn có thể yêu cầu Giám định mức thương tật cũng như mức giảm khả năng lao động để có được mức đến bù thỏa đáng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không bồi thường, bố bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp này.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất

Trân trọng !

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức Nghị định 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức
Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm
Nghị định 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện Nghị định 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nghị định 23/2011/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ hưu Nghị định 23/2011/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ hưu
Nghị định 53/2015/NĐ-CP Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức Nghị định 53/2015/NĐ-CP Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức
Luật Việc làm năm 2013 Luật Việc làm năm 2013
Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành  một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
Hướng dẫn chính sách lao động đối với lao động nữ Hướng dẫn chính sách lao động đối với lao động nữ
Nghị định 126/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Nghị định 126/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nghị định 117/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ_CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định 117/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ_CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 30/2013/NĐ-CP Về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung Nghị định 30/2013/NĐ-CP Về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
Công văn số 3647/BHXH-CSXH V/v hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ TNLĐ, BNN Công văn số 3647/BHXH-CSXH V/v hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ TNLĐ, BNN
Nghị định 39/2013/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động-thương binh và xã hội Nghị định 39/2013/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động-thương binh và xã hội
Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động
Nghị định 43/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 10 Luật công đoàn Nghị định 43/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 10 Luật công đoàn
Bộ luật lao động năm 2012 Bộ luật lao động năm 2012
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP Hướng dẫn quy định về tiền lương Nghị định số 49/2013/NĐ-CP Hướng dẫn quy định về tiền lương
Nghị định 108/2014/NĐ-CP Về chính sách tinh giản biên chế Nghị định 108/2014/NĐ-CP Về chính sách tinh giản biên chế
Nghị định 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam Nghị định 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam