Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Trách nhiệm của công ty khi có tai nạn lao động

23/12/2016 17:01
Câu hỏi:

Cuối tháng 10, em tôi đang làm việc tại Công ty, trong quá trình vệ sinh nhà xưởng Công ty không may bị điện rò dẫn đến bị điện giật mạnh. Hiện tại đang điếu trị tại bệnh viện, nhưng có thể không còn khả năng lao động ( theo chẩn đoán ban đầu của bác sĩ ), cũng có thể sống cuộc sống thực vật. Công ty em tôi có đưa lên bệnh viện cho gia đình em số tiền 20 triệu đồng để hỗ trợ viện phí. Nhưng hiện nay tiền viện phí đã vượt quá số tiền trên. Vậy gia đình em nên làm gì khi em tôi đang điều trị và sau khi ra viện, nếu trường hợp xấu em tôi không thể sống cuộc sống nằm một nơi. Và trách nhiệm của Công ty như thế nào. Chân thành cảm ơn luật sư!(nguyendoan402...)

Trả lời:
Theo như quy định này thì tai nạn lao động là các chấn thương cho các bộ phận, chức năng hoặc gây tử vong cho người lao động xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với nhiệm vụ công việc được giao. Khi xảy ra tai nạn lao động thi bắt buộc phải lập biên bản, khai báo chi tiết tai nạn đó để lấy đó làm căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc.
Trường hợp tai nạn lao động khi đang làm việc tại công ty thì Người lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng trong quy định của chế độ tai  nạn lao động được hưởng những chế độ sau:
 Điều 144 Bộ luật lao động năm 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. 
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”
Theo quy định này, công ty bạn sẽ cùng với tổ chức bảo hiểm chi trả những khoản chi phí trong danh mục do bảo hiểm ý tế chi trả. Và chi trả những khoản chi phí trong quá trình điều trị của bạn không nằm trong danh mục bảo hiểm chi trả.
Ngoài ra, trong thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị chấn thương người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ lương theo hợp đồng lao động đã giao kết và không được đơn phương châm dứt hợp đồng trong thời gian bạn đang điều trị.
Nếu người lao động đã tham gia bảo hiểm nên người lao động  được hưởng quyền lợi theo điều 145 Bộ luật lao động năm  2012: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội”.
Người lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng trong quy định của chế độ tai  nạn lao động
Điều 39 Luật  Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động  như sau:
“ Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1.Bị tai nạn thuộc một trong trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”
Và căn cứ vào giám định suy giảm khả năng lao động của người lao động được bệnh viện chuẩn đoán là đa chấn thương dẫn tới mất khả năng lao động.  Vì theo giám định của bệnh viện thì anh đã bị mất khả năng lao động và được hưởng trợ cấp hàng tháng như sau:
Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định trợ cấp hàng tháng:
“ 1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Theo quy định trên, cần phải xác định chính xác tỷ lệ (%) suy giảm khả năng lao động để xác định chính xác mức tiền trợ cấp hàng tháng  cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả cho trường hợp của người lao động.
Ngoài ra, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người lao động thì áp dụng quy định tại khoản 4 điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012: “ Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.
Nếu trong biên bản ghi nhận tai nạn xảy ra không phải do lỗi của người lao động thì áp dụng khoản 3 điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012 :
“Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.”
Do  bạn không đề cập chi tiết tới nội dung biên bản khi xảy ra tai nạn lao động, nên chúng tôi không xác định được việc xảy ra tai nạn lao động là do lỗi của người lao động hay lỗi về phía người sử dụng lao động.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng  Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu
Nghị định 30/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp Nghị định 30/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức
Luật số 58/2014/QH13 về Bảo hiểm xã hội Luật số 58/2014/QH13 về Bảo hiểm xã hội
Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 Quy định chi tiết điều 54 của Bộ luật Lao động về cấp phép cho thuê lại lao động Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 Quy định chi tiết điều 54 của Bộ luật Lao động về cấp phép cho thuê lại lao động
Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn
Nghị định 21/2016/NĐ-CP Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội Nghị định 21/2016/NĐ-CP Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội
Nghị định 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm  về bảo hiểm thất nghiệp Nghị định 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định 73/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm Nghị định 73/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm
Nghị định 117/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ_CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định 117/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ_CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 46/2010/NĐ-CP Quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức Nghị định 46/2010/NĐ-CP Quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức
Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh
Nghị định 119/2015/NĐ-CP Quy định bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng Nghị định 119/2015/NĐ-CP Quy định bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng
Nghị định 108/2014/NĐ-CP Về chính sách tinh giản biên chế Nghị định 108/2014/NĐ-CP Về chính sách tinh giản biên chế
Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của ND 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của ND 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP Hướng dẫn quy định về tiền lương Nghị định số 49/2013/NĐ-CP Hướng dẫn quy định về tiền lương
Công văn số 3647/BHXH-CSXH V/v hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ TNLĐ, BNN Công văn số 3647/BHXH-CSXH V/v hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ TNLĐ, BNN
Nghị định 73/2013/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp  hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 73/2013/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Thông tu số: 35/2016/TT-BCT Về xác định người lao động nước ngoài di chuyển trongg nội bộ doanh nghiệp thuộc cam kết WTO không thuộc diện phải xin giấy phép lao động Thông tu số: 35/2016/TT-BCT Về xác định người lao động nước ngoài di chuyển trongg nội bộ doanh nghiệp thuộc cam kết WTO không thuộc diện phải xin giấy phép lao động