Thủ tục hưởng bảo hiểm khi bị tai nạn lao động ?
13/05/2017 11:04
Thưa luật sư tôi là công nhân viên chức nhà nước ,trong quá trình làm việc công ty tôi có mua bảo hiểm pvi cho tôi, để phòng khi trong quá trình làm việc gặp tai nạn thì Công ty bảo hiểm có trách nhiệm đền đù hoặc chi trả viện phí. Và tôi đã bị tai nạn nghề nghiệp năm 2012, trong quá trình điều trị tại bệnh viện 2 năm, tôi có đi giám định sức khỏe tại hội đồng giám định y khoa trung ương của bệnh viện Bạch Mai, kết quả giám định tôi đã bị mất sức khỏe 97%. tôi đã nộp giấy giám định sức khỏe cho công ty bảo hiểm để họ thanh toán đền bù,
Nhưng sau đó họ cho người của công ty bảo hiểm đến để xác minh thì người đó về làm báo cáo nói rằng tôi không mất sức khỏe đến 97%. và sau đó công ty bảo hiểm đã bảo tôi là hồ sơ của tôi chưa đủ cơ sở và yêu cầu tôi phải đi giám định lại.
Tôi hỏi luật sư là trong hợp trường hợp này tôi phải làm gì? Và nếu tôi kiện Công ty bảo hiểm pvi có được không ? Nếu khởi kiện thì tôi phải cần chuẩn bị những giấy tờ gì. Tôi có thể thắng kiện trong vụ kiện này không?
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Vì bạn không nêu rõ loại bảo hiểm mà công ty đã đóng cho bạn nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác trình tự giải quyết. thông thường, để được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, cần tiến hành các thủ tục như sau:
Thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm lao động:
Bước 1. Người lao động nộp giấy ra viện sau khi điều trị tai nạn lao động cho người sử dụng lao động để lập hồ sơ giới thiệu người lao động ra Hội đồng giám định y khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Bước 2. Người sử dụng lao động lập hồ sơ và làm văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động gửi tổ chức BHXH giải quyết
Bước 3. Tổ chức BHXH xét duyệt và chi trả chế độ cho người lao động
Hồ sơ bao gồm:
1 . Sổ bảo hiểm xã hội;
2. Biên bản điều tra tai nạn lao động;
3. Giấy ra viện sau khi đã được điều trị tai nạn lao động;
4. Biên bản giám định mức suy giảm của Hội đồng giám định y khoa;
5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
Như vậy, công ty bạn cần lập hồ sơ giới thiệu bạn ra Hội đồng y khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động. Kết quả giám định ở cơ quan này mới là căn cứ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động. Cùng với văn bản giám định của hội đồng y khoa, bạn sẽ chuẩn bị những tài liệu nêu trên và nộp cho đơn vị BHXH. Đơn vị thực hiện giám định y khoa được quy định tại điều 3 Thông tư 07/2010/TT-BYT:
“Điều 3. Cơ quan thực hiện
1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội:
a) Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
b) Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Bảo hiểm xã hội - Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội - Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội - Ban Cơ yếu Chính phủ.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b và c Khoản này (sau đây được gọi là cơ quan BHXH cấp tỉnh).
2. Hội đồng Giám định Y khoa:
a) Hội đồng Giám định Y khoa trung ương;
b) Phân Hội đồng Giám định Y khoa trung ương I và Phân Hội đồng Giám định Y khoa trung ương II; các Hội đồng Giám định Y khoa - Bộ Quốc phòng gồm: Hội đồng Giám định Y khoa - Bộ Quốc phòng; Hội đồng Giám định Y khoa Bệnh nghề nghiệp - Bộ Quốc phòng; Hội đồng Giám định Y khoa Tâm thần - Bộ Quốc phòng.
Hội đồng Giám định Y khoa quy định tại điểm a và b Khoản này (sau đây được gọi tắt là Hội đồng GĐYK cấp trung ương).
c) Hội đồng GĐYK các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hội đồng Giám định y khoa - Bộ Công an, Hội đồng Giám định y khoa - Bộ Giao thông vận tải và Hội đồng Giám định y khoa các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Khu vực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây được gọi tắt là Hội đồng GĐYK cấp tỉnh).
Kết quả Giám định y khoa ở những cơ quan giám định y khoa nêu trên mới được công nhận. Nếu đã nộp đủ hồ sơ hợp lệ mà công ty bảo hiểm vẫn từ chối chi trả bảo hiểm cho bạn thì căn cứ vào những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm giữa bạn, công ty bạn với công ty bảo hiểm để khởi kiện.”
Về lựa chọn cơ quan tố tụng để khởi kiện, căn cứ vào điều 41 Bộ Luật tốt tụng dân sự 2015:
"Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
...
đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
..."
Bạn có thể lựa chọn Tòa án nhân dân cấp huyên nơi mình cư trú để khởi kiện.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể gọi 19006281 để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng!
Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia các vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, thương mại, kinh tế… vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.