Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Thanh toán lương cho nhân viên nghỉ tai nạn lao động

07/08/2017 11:19
Câu hỏi:

Thanh toán lương cho nhân viên nghỉ tai nạn lao động. Công ty em có một nhân viên bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về vào ngày 08/05/2017. Khi đến bệnh viện E, nhân viên được chuẩn đoán bị rạn xương hông nên phải điều trị tại bệnh viện E. Đến ngày 10/06 nhân viên đó điều trị ổn định và có đi giám định sức khoẻ thì bị suy giảm tỷ lệ là 35%. Sau khi điều trị ổn định và giám định sức khoẻ xong thì nhân viên đó có đến một cơ sở y tế khác (bệnh viện F) xin giấy 06 giấy nghỉ hưởng bảo hiểm để tiếp tục nghỉ. Trong đó có 04 giấy nghỉ bảo hiểm bác sĩ có ghi chuẩn đoán: " bị rạn xương hông sau khi bị tai nạn giao thông" và được nghỉ 4 tuần, còn 02 giấy tiếp theo thì bác sĩ ghi bị rạn xương do tai nạn sinh hoạt và cho nghỉ tiếp 2 tuần nữa.
Vậy luật sư cho em hỏi: trong trường hợp này thì Công ty em phải thanh toán lương cho người lao động đến thời điểm nào? và theo luật nào ạ?

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường tai nạn:

Theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động. Theo đó, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này”
Đồng thời theo khoản 3 Điều 19
Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định:

“Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo khoản 1 Điều 39 và điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo khoản 1 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại”.

Như vậy, người lao động bị tai nạn giao thông trong khoảng thời gian đi đến nơi làm việc trước giờ làm việc và trên tuyến đường thường xuyên đi từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc được coi là tai nạn lao động. Nếu nhân viên công ty bạn vi phạm về mặt thời gian hoặc địa điểm tai nạn theo quy định nêu trên thì không được coi là tai nạn lao động và công ty bạn đương nhiên không có nghĩa vụ bồi thường cũng như trợ cấp cho người lao động đó. Nếu người lao động có mua BHXH thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về bên BHXH. Tuy nhiên, trong trường hợp xác định được đó là khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì công ty bạn phải có các nghĩa vụ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động.

Thứ hai, về tính chính xác của việc xác định suy giảm tỉ lệ sức khỏe do tai nạn.

Theo như thông tin chúng tôi được cung cấp, nhân viên công ty bạn đã chữa trị tại bệnh viện E sau khi nhập viện do tai nạn giao thông. Tuy nhiên sau khi đã điều trị ổn định và giám định sức khỏe, nhân viên đó lại đến cơ sở y tế F để nhận thêm giấy xin nghỉ phép hưởng bảo hiểm.

Trường hợp này có thể thấy rằng chưa có sự thống nhất về việc chứng nhận sức khỏe của nhân viên đó bởi nhân viên chữa trị và tái khám ở hai cơ sở y tế hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, cần phải tiến hành việc giám định lại sức khỏe để xác định mức suy giảm khả năng lao động một cách chính xác nhất. Trên kết quả giám định đó mới có căn cứ để tính các khoản trợ cấp mà người lao động đó được nhận từ công ty bạn.

Thứ ba, về thời hạn bồi thường, chi trả trợ cấp cho người lao động khi bị tai nạn lao động.

Tại Khoản 7 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định:

“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người”

Theo quy định nêu trên thì chỉ khi có kết quả giám định mức suy giảm khả năng lao động, mất sức lao động… mới có căn cứ xác định được mức trợ cấp, mức chi trả của công ty cho người lao động cũng như khoản tiền bồi thường (nếu có). Theo quy định thì thời hạn chi trả là 05 ngày kể từ ngày có kết quả giám định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “Thanh toán lương cho nhân viên nghỉ tai nạn lao động”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.

Trân trọng!

Nghị định 41/2012/NĐ-CP Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghị định 41/2012/NĐ-CP Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
Nghị định 162/2006/NĐ-CP Về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước Nghị định 162/2006/NĐ-CP Về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước
Nghị định 119/2015/NĐ-CP Quy định bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng Nghị định 119/2015/NĐ-CP Quy định bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng
Nghị định 17/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định 17/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 158/2007/NĐ-CP Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức Nghị định 158/2007/NĐ-CP Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh
Nghị định số 44/2013/NĐ-CP Hướng dẫn về Hợp đồng lao động Nghị định số 44/2013/NĐ-CP Hướng dẫn về Hợp đồng lao động
Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động
Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức
Nghị định 21/2016/NĐ-CP Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội Nghị định 21/2016/NĐ-CP Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội
Nghị định 93/2010/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Nghị định 93/2010/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Nghị định 27/2012/NĐ-CP Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức Nghị định 27/2012/NĐ-CP Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
Nghị định 113/2015/NĐ-CP Quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập Nghị định 113/2015/NĐ-CP Quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
Nghị định 30/2013/NĐ-CP Về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung Nghị định 30/2013/NĐ-CP Về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Luật Bảo hiểm xã hội 2006 Luật Bảo hiểm xã hội 2006
Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Nghị định số 66/2013/NĐ-CP Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định số 66/2013/NĐ-CP Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 119/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo Nghị định 119/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo
Nghị định 88/2016/NĐ-CP Về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện Nghị định 88/2016/NĐ-CP Về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện