Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Sinh con sau ngày 15 của tháng thì tháng sinh có tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh không?

14/05/2017 11:33
Câu hỏi:

Dear anh chị! anh chị cho em hỏi, em đang làm thủ tục báo giảm cho 1 bạn nghỉ thai sản trong tháng 5 này. bạn ý sinh vào ngày 21/5/2016. Nhưng chưa có giấy khai sinh của em bé. hôm nay, ngày 23/5/2016 em báo giảm bạn ý thì số tiền bảo hiểm tháng 5 này bạn ý có phải đóng nữa không ạ? và anh chị cho em hỏi, báo giảm BHXH thì có thời hạn không ạ? có phải là nếu báo sau ngày 20 của tháng thì sẽ chuyển sang tháng sau không ạ? Em rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía anh chị!
Em xin cảm ơn!?

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về cách tính thời gian hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

3. Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, bạn ý sinh con vào ngày 21/05/2016 thì được xét là sinh sau ngày 15 của tháng nên vẫn đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó để được hưởng các chế độ về thai sản. Nếu tháng đó không đóng thì tháng sinh con không tính vào 12 tháng trước khi sinh.

Thứ hai, Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian báo giảm được quy định như sau:

“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Như vậy, sau thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì công ty bạn có trách nhiệm báo giảm, lập hồ sơ gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội. Và quy định về việc báo giảm sau ngày 20 của tháng thì vẫn sẽ căn cứ như đã trình bày trên.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật có phải bồi thường chi phí đào tạo. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang làm việc tại bệnh viện huyện và vào nghành đến nay được 14 năm. Trong thời gian làm việc tôi được cử đi học bác sĩ chuyên khoa I từ tháng 10/2010-10/2012. Khi đi học tôi phải ký cam kết sau khi học phải làm việc 5 năm tại bệnh viện. Nhưng đến nay do điều kiện kinh tế khó khăn tôi muốn xin thôi việc để ra bệnh việc tư nhân làm việc.Tôi đã nộp đơn xin thôi việc cho giám đốc bệnh viện trước 45 ngày sau đó không được bệnh viên đồng ý với lí do tôi chưa làm hết 5 năm theo cam kết, đến nay con 16 tháng và bệnh viện chưa có người thay thế’

Vậy nếu giám đốc bệnh viện không ký quyết định cho tôi thì tôi có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không?

- Tôi phải bồi thường như thế nào và sau 45 ngày thì tôi có được kí hợp đồng làm việc ở nơi khác không?

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn đã làm việc tại bệnh viên 14 năm nên chúng tôi hiểu rằng bạn đang làm việc tại bệnh viện theo hợp đồng không xác định thời hạn. Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 về hợp đồng lao động:

“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

Thông tin bạn cung cấp không nói rõ bạn và bệnh viện có ký cam kết độc lập với hợp đồng lao động hay không nên tôi chia trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất: bạn và bệnh viện ký cam kết độc lập với hợp đồng lao động thì hiệu lực của hợp đồng lao động không ảnh hưởng đến cam kết mà bạn đã thỏa thuận với bệnh viện.

Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 quy định : " Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. "

Nội dung trong hợp đồng đào tạo nghề do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 62 Bộ luật Lao động 2012. Trong đó có thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo.

Khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

“Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.”

Như vậy, nếu bạn không thực hiện đúng với những cam kết mà bạn đã thỏa thuận với bệnh viện trong hợp đồng đòa tạo nghề thì bạn phải bồi thường chi phí đào tạo theo mức thỏa thuận với bệnh viện. Và việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn với bệnh viện đã làm đúng theo thủ tục thông báo trước 45 ngày thì sau 45 ngày này hợp đồng lao động của bạn với bệnh viện sẽ chấm dứt. Đối với việc chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn không phải bồi thường bất kì khoản nào với bệnh viện.

Trường hợp thứ hai, những cam kết mà bạn với bệnh viện đã thỏa thuận nằm trong hợp đồng lao động thì:

Tại Khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau: “người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày…”

Như vậy, với trường hợp của bạn, khi đã thực hiện đúng theo thủ tục thông báo trước 45 ngày thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bệnh viên mà không cần bất cứ lý do nào thì việc bạn chấm dứt hợp đồng lao động với bệnh viện cũng là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.

Vì bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật nên bạn không phải bồi thường bất cứ chi phí nào đối với bệnh viện. Sau 45 ngày, bạn có thể giao kết hợp đồng lao động mới.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất

Trân trọng !

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức
Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu
Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Nghị định 46/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động Nghị định 46/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động
Nghị định 61/2006/NĐ-CP Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Nghị định 61/2006/NĐ-CP Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định mức trần ký Quỹ đi lao động tại nước ngoài Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định mức trần ký Quỹ đi lao động tại nước ngoài
Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 33/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân Nghị định 33/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định 103/2007/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Nghị định 103/2007/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Nghị định 30/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp Nghị định 30/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Nghị định 73/2013/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp  hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 73/2013/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Nghị định 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Nghị định 113/2015/NĐ-CP Quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập Nghị định 113/2015/NĐ-CP Quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
Nghị định 41/2012/NĐ-CP Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghị định 41/2012/NĐ-CP Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH
Nghị định 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện Nghị định 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH cách tính tiền lương cho người lao động Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH cách tính tiền lương cho người lao động
Nghị định 17/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định 17/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 18/2010/NĐ-CP Về đào tạo, bồi dưỡng công chức Nghị định 18/2010/NĐ-CP Về đào tạo, bồi dưỡng công chức