Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Sa thải người lao động làm thiệt hại nghiêm trọng tài sản công ty.

15/05/2017 00:21
Câu hỏi:

Anh A vào làm việc cho công ty X có 100% vốn nước ngoài từ tháng 7/2007, công việc kế toán. Tháng 7/2013, giám đốc công ty ra quyết định chuyển A sang làm thủ kho, không có thời hạn điều chuyển. Trong quá trình làm việc, A đã có một lần vi phạm kỷ luật và bị khiển trách vào tháng 5/2013 với lý do đi làm muộn. Ngày 20/5/2013 khi A đang xuất hàng từ kho, giám đốc bất chợt xuống kiểm tra phát hiện thấy A xuất một số lượng hàng hóa nhiều hơn so với hóa đơn xuất hàng được chuyển lên xe, giá trị lô hàng xuất thừa trị giá tới 15 triệu đồng. Ngay lập tức trong ngày, giám đốc ra quyết định sa thải A với lý do tái phạm hành vi vi phạm kỷ luật lao động và gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty. Cho rằng mình bị sa thải trái pháp luật, A đã làm đơn khởi kiện ra tòa án. Việc điều chuyển A sang làm thủ kho có phải thay đổi hợp đồng lao động không? Quyết định sa thải A của giám đốc có đúng không?

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.

Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì:

Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

“1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Như vậy, theo quy định này thì chỉ khi công ty gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động và khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động. Vì vậy, việc điều chuyển A sang làm thủ kho cần thông báo cho người lao động rõ thời hạn, nội dung công việc cụ thể, tuy nhiên không buộc phải ký lại hợp đồng.

Mặt khác, cũng tại quy định tại luật này thì:

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

“Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

Theo đó, người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm thì mới được áp dụng hình thức kỉ luật sa thải.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp của luật sư khi gọi 19006281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Nghị định 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm Nghị định 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm
Nghị định 108/2014/NĐ-CP Về chính sách tinh giản biên chế Nghị định 108/2014/NĐ-CP Về chính sách tinh giản biên chế
Nghị định 64/2009/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Nghị định 64/2009/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Nghị định 39/2013/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động-thương binh và xã hội Nghị định 39/2013/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động-thương binh và xã hội
Nghị định 46/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động Nghị định 46/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động
Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức
Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi
Nghị định 28/2014/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam Nghị định 28/2014/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số
Nghị định 126/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Nghị định 126/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nghị định 75/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam Nghị định 75/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH về quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH về quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu
Nghị định 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam Nghị định 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 93/2010/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Nghị định 93/2010/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Nghị định 20/2012/NĐ-CP Quy định cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự Nghị định 20/2012/NĐ-CP Quy định cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
Thông tư 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Thông tư 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Nghị định 119/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo Nghị định 119/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo
Nghị định 41/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về Danh mục  đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công Nghị định 41/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công