Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi bị khiếu nại
27/09/2016 09:16
Câu hỏi:
Tôi là Giám đốc Công ty cổ phần xuất khẩu lao động Y. Hiện tại, công ty của tôi đang phải tạm dừng hoạt động vì có số đông người lao động cùng nhau làm đơn khiếu nại. Xin hỏi, quyền của công ty tôi khi bị khiếu nại như thế này?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Theo Điều 11 Nghị định 119/2014/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi bị người lao động khởi kiện như sau:
- Người bị khiếu nại có quyền sau đây:
+ Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại;
+ Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại lần hai thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại lần hai để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
+ Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
- Người bị khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần đầu theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 17 Nghị định này;
+ Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
+ Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
+ Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định, hành vi bị khiếu nại khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
- Người bị khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Như vậy, quy định trên đã nêu ra những quyền cũng như nghĩa vụ cơ bản đối với tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh đó công ty của bạn vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định khác của Bộ luật lao động về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Theo Điều 11 Nghị định 119/2014/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi bị người lao động khởi kiện như sau:
- Người bị khiếu nại có quyền sau đây:
+ Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại;
+ Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại lần hai thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại lần hai để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
+ Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
- Người bị khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần đầu theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 17 Nghị định này;
+ Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
+ Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
+ Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định, hành vi bị khiếu nại khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
- Người bị khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Như vậy, quy định trên đã nêu ra những quyền cũng như nghĩa vụ cơ bản đối với tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh đó công ty của bạn vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định khác của Bộ luật lao động về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.