Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Quy định về làm thêm giờ và căn cứ nâng bậc lương trong doanh nghiệp nhà nước

05/10/2017 14:43
Câu hỏi:

Quy định về căn cứ nâng bậc lương trong doanh nghiệp nhà nước ? Tôi có 1 số vướng mắc về chế độ tiền lương của của công ty tôi nhờ luật sư giải đáp giúp ạ.
- Cách tính lương của công ty tôi là 30triệu / tháng.
- Công ty tôi thuộc khu vực nhà nước nhưng việc làm có chút đặc thù nên trong tháng chỉ được nghỉ ngày Chủ Nhật còn thứ 7 vẫn đi làm bình thường. Thậm chí có tháng chúng tôi phải làm đúng cả 30/30 ngày trên tháng tuy nhiên những ngày T7 và CN làm thêm chúng tôi lại không được tính x2 mà còn thấp hơn ngày thường vì không có tiền ăn ca.
- Về chế độ nâng lương và nâng bậc lương thì công ty tôi đã không thực hiện nâng bậc lương cho nhân viên đã 10 năm nay.
Như vậy xin hỏi LS là cách làm của công ty tôi như trên là đúng hay sai? và nó được quy định trong điều nào của Luật.

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn thuộc khu vực nhà nước do đặc thù công việc mà bạn chỉ được nghỉ ngày chủ nhật. Và có tháng còn làm việc 30/30 ngày. Như vậy, về thời giờ làm việc sẽ căn cứ vào khoản 1 Điều 104 Bộ luật lao động 2012 thì:

"Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần."

Như vậy, công ty bạn làm việc trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ bảy là được 48 giờ vừa đủ thời gian làm việc bình thường luật quy định. Do đó việc bạn làm việc thêm vào thứ bảy mà không quá 8 giờ thì đây vẫn được tính vào thời gian làm việc bình thường. Vì đây vẫn là thời gian làm việc bình thường nên bạn sẽ không được trả tiền lương làm thêm giờ. Nếu trong tháng có thêm ngày làm việc vào chủ nhật, vượt quá thời giờ làm việc thì bạn sẽ được trả tiền làm thêm giờ, về mức hưởng sẽ dựa theo quy định của pháp luật theo căn cứ tại khoản 1 điều 97 Luật Lao động:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.”

Căn cứ vào quy định trên, người sử dụng lao động sẽ phải đảm bảo mức tối thiểu khi trả lương làm thêm giờ cho bạn. Trường hợp nếu mức lương làm thêm giờ không được chi trả đúng theo quy định hoặc trái với trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, quy chế tiền lương… thì bạn có quyền khiếu nại lên công ty hoặc nhờ công đoàn cơ sở can thiệp hay khởi kiện tại tòa án để được giải quyết

Về chế độ nâng lương và nâng bậc lương thì công ty bạn đã không thực hiện nâng bậc lương cho nhân viên đã 10 năm nay.

Trước đây, những người làm việc trong doanh nghiêp nhà nước hưởng lương theo hệ số theo nghị định 205/2004/NĐ-CP và có thông tư 18/2008/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nâng lương trước thời hạn. Nhưng từ 01/07/2013, nghị định 205/2004/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành, doanh nghiệp nhà nước không chi trả lương theo hệ số lương mà chuyển sang hưởng lương theo lương tối thiểu vùng, điều chỉnh bởi nghị định 49/2013/NĐ-CP và thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH. Do không còn hưởng lương hệ số nên không còn văn bản điều chỉnh tăng lương trước thời hạn đối với doanh nghiêp nhà nước. Thay vì đó, chế độ nâng lương do đơn vị sử dụng lao động quy định, thể hiện trong thang bảng lương đơn vị. Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, quy chế tiền lương hoặc các văn bản nội bộ của doanh nghiệp quy định.

Như vậy, căn cứ nâng bậc lương cần căn cứ vào các văn bản ở trên và còn căn cứ vào các văn bản nội bộ doanh nghiệp như thỏa ước lao động, quy chế tiền lương, quy chế nâng bậc lương, …

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi về “Quy định về căn cứ nâng bậc lương trong doanh nghiệp nhà nước ?”, cho bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi để được giải đáp hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

Trân trọng!

Luật số 58/2014/QH13 về Bảo hiểm xã hội Luật số 58/2014/QH13 về Bảo hiểm xã hội
Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH cách tính tiền lương cho người lao động Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH cách tính tiền lương cho người lao động
Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 Quy định chi tiết điều 54 của Bộ luật Lao động về cấp phép cho thuê lại lao động Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 Quy định chi tiết điều 54 của Bộ luật Lao động về cấp phép cho thuê lại lao động
Nghị định 76/2009/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định 76/2009/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định số 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.
Nghị định 60/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc Nghị định 60/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định mức trần ký Quỹ đi lao động tại nước ngoài Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định mức trần ký Quỹ đi lao động tại nước ngoài
Nghị định 118/2006/NĐ-CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức Chính phủ Nghị định 118/2006/NĐ-CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức Chính phủ
Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của ND 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của ND 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài
Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số
Nghị định 35/2012/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 35/2012/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 106/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ lao động - thương binh và xã hội Nghị định 106/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ lao động - thương binh và xã hội
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014
Nghị định 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện Nghị định 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bộ luật lao động năm 2012 Bộ luật lao động năm 2012
Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức
Luật Việc làm năm 2013 Luật Việc làm năm 2013