Quy định về bảo lãnh cho người làm việc ở nước ngoài ?
13/05/2017 11:20
Em thân chào ban chuyên mục tư vấn luật dân sự của công ty Luật Bảo Chính em là VĐL, cũng có chung thắc mắc và vướng mắc trong việc bảo lãnh ra nước ngoài làm việc của rất nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi, em rất mong nhận được sự tư vấn và hỗ trợ nếu có thể về phía công ty trường hợp của em cụ thể như sau:
Em là tu nghiệp sinh về nước vào ngày 12/5/2016, phía bên công ty thực tập phía nhật bản có ý định bảo lãnh em quay lại làm việc tại công ty. Nhưng trường hợp của em là trường hợp đầu tiên công ty bảo lãnh quay lại nhật bản chính vì vậy mà thủ tục cho cả hai phía công ty đều không lắm rõ.
Em muốn hỏi phía bên tư vấn luật là bên phía việt nam càn chuẩn bị gì và bên phía công ty bên nhật bản càn chuẩn bị những giấy tờ gì để hợp pháp việc em sang nhật bản làm việc?
Em xin chân thành cảm ơn!
Công ty Luật Bảo Chính trả lời như sau:
Chính phủ Nhật Bản đã quy định, Thực tập sinh từ nước khác tới Nhật Bản làm việc chỉ được cấp duy nhất một lần cấp tư cách lư trú theo diện Tu nghiệp sinh. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không thể quay trở lại Nhật Bản theo diện Thực tập sinh. Như vậy theo đúng luật thì bạn không đi lại dược lần 2 theo chương trình này. Tuy nhiên hiện nay có một số chương trình hay cách khác mà bạn có thể sang lại Nhật Bản làm việc.
1. Điều kiện tham gia du học Nhật
– Đã tốt nghiệp THPT, Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học.
– Tuổi không quá 30.
– Trong 2 năm gần đây không bị trượt Visa vào Nhật.
– Nếu đã từng đi tu nghiệp sinh/ thực tập sinh hoặc hợp tác lao động tại Nhật thì yêu cầu trình độ tiếng Nhật phải đạt từ N3 hoặc tương đương trở lên.
2. Hồ sơ du học Nhật
– Sơ yếu lý lịch khai theo mẫu của công ty.
– Giấy khai sinh (bản sao hoặc bản gốc công chứng): 3 bản.
– Bản gốc bằng tốt nghiệp THPT; Trung cấp, Cao đẳng, Đại học (nếu có): 3 bản sao công chứng và 1 bản gốc.
– Học bạ THPT; bảng điểm nếu đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học: 3 bản công chứng và 1 bản gốc.
– Chứng minh thư của học sinh và bố hoặc mẹ: 3 bản công chứng và 1 bản gốc.
– Sổ hộ khẩu gia đình: 3 bản sao công chứng và 1 bản gốc.
– Ảnh chân dung mới nhất: 12 ảnh 3×4 và 12 ảnh 4×6.
– Hộ chiếu : 1 bản gốc.
– Nếu là Tu nghiệp sinh/ thực tập sinh về nước cần nộp: Chứng chỉ hoàn thành Tu Nghiệp Sinh, Hợp đồng Tu nghiệp, chứng chỉ tiếng Nhật: 1 bản gốc.
– Giấy xác nhận quyền sử dung đất (nếu có): 3 bản sao công chứng.
3. Trình tự thủ tục đi du học Nhật
– Nộp hồ sơ đăng ký tham gia
– Học tiếng Nhật trước xuất cảnh
– Phỏng vấn chọn trường
– Hoàn thiện hồ sơ
– Phỏng vấn xin tư cách lưu trú
– Làm thủ tục visa nhập cảnh vào nước Nhật
Thủ tục xin cấp hộ chiếu để xuất cảnh ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Nghị định số 94/2015/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam như sau:
"Điều 15.
1. Công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách sau đây:
a) Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
b) Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết quả qua đường bưu điện. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo thủ tục do Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định.
c) Ủy thác cho cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Việc ủy thác thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
2. Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an.
3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu (01 bộ):
a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha,mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khaichung vào tờ khai của mình.
- Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.
Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu; trường hợp ở nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp.
b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nêu tại điểm b khoản 1 Điều này:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú.
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.
4. Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện.
5. Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả:
a) Đối với các trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương nơi thường trú hoặc tạm trú nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Cục Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
6. Trưởng Công an phường, xã, thịtrấn nơi công dân thường trú phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận trong tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu của công dân.
7. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được người đề nghị cấp hộ chiếu ủy thác nộp hồ sơ và nhận kết quả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đối chiếu chính xác giữa người đề nghị cấp hộchiếu, giấy chứng minh nhân dân và tờ khai của họ.”
Ngoài thủ tục xin cấp hộ chiếu để xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam ra nước ngoài, bạn còn cần xin thêm visa để nhập cảnh vào nhật bản. Để được hướng dẫn chi tiết làm thủ xin visa thì bạn có thể đến Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội, Điện thoại: 84-4-3846-3000 Fax: 84-4-3846-3043, Fax: 84-4-3846-3046 (lãnh sự).
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể gọi 19006281 để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng!
Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia các vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, thương mại, kinh tế… vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.