Quy định của pháp luật về chế độ thai sản đối với lao động nữ phá thai ?
13/05/2017 10:31
Tôi đang công tác tại một trường Tiểu học thuộc xã vùng 3. Tháng 4/2016 tôi phá thai 11 tuần tuổi, theo quy định tôi được nghỉ 20 ngày. Nhưng tôi chỉ nghỉ 15 ngày là đi làm( nghỉ từ 4/4 đến 19/4).
Tôi xin hỏi luật sư về chế độ thai sản trường hợp của tôi như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Bảo Chính.
Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:
Đối tượng được áp dụng chế độ thai sản quy định tại Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội như sau:
"Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này."
Điểm c khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
c) Cán bộ, công chức, viên chức;"
Trường hợp bạn là viên chức và bạn hiện đang tham gia bảo hiểm xã hội thì khi đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, bạn sẽ được xem xét hưởng chế độ này.
Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện để được hưởng chế độ thai sản như sau:
"Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."
Thời gian hưởng chế độ khi phá thai bệnh lý được quy định tại Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
"Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần."
Như vậy, theo luật quy định thì đối với trường hợp phá thai bệnh lý thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản và theo quy định nêu trên bạn sẽ được nghỉ 20 ngày, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần. Và trường hợp này bạn sẽ được trả tiền lương cho 20 ngày này với mức bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc, theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
"Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này."
Trường hợp được hưởng chế độ thai sản thì bạn cần làm một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Sổ khám thai ( bản chính hoặc bản sao);
- Giấy khám thai ( bản chính hoặc bản sao);
- Giấy ra viện ( bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy nghỉ hưởng BHXH ( mẫu số C65a-HD : 02 bản).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bạn nộp trực tiếp hồ sơ cho đơn vị bạn đang công tác và đơn vị này sẽ nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH cấp huyện nơi đơn vị bạn tham gia bảo hiểm xã hội.
Pháp luật đã quy định rõ trường hợp phá thai bệnh lý thì được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, trong trường hợp nếu bạn phá thai xuất phát từ ý chí của bạn và đây không phải là trường hợp thai nhi có bệnh lý và người lao động phải phá thai vì nguyên nhân này. Trường hợp không phải là phá thai bệnh lý thì bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản mà chỉ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể gọi 19006281 để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng!
Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia các vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, thương mại, kinh tế… vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.