Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Người sử dụng lao động sa thải người lao động trái pháp luật phải bồi thường như thế nào?

15/05/2017 00:34
Câu hỏi:

Tôi thường trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội và đang làm việc tại công ty X (với hợp đồng có thời hạn 3 năm) có trụ sở tại quận Đống Đa. Tuy nhiên, vài ngày trước tôi nhận được quyết định sa thải của công ty qua email vì lý do tôi gây thất thoát tài sản của công ty. Không đồng ý với quyết định sa thải đó, tôi đã làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhưng không biết nộp tại toàn án nào và trong đơn khởi kiện tôi có đưa ra một số yêu cầu:
- Công ty phải trả lương những ngày tôi không được làm việc;
- Bồi thường 12 tháng lương để tìm việc làm mới;
- Bồi thường 2 tháng tiền lương và phụ cấp lương;
- Thanh toán trợ cấp thôi việc.
Vậy xin luật sư tư vấn giúp tôi là Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa tôi và công ty? Và những yêu cầu trên của tôi có được tòa án chấp nhận hay không?

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.

Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Trước hết, khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012 quy định:

“Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động…”

Theo đó, tranh chấp giữa bạn và công ty là tranh chấp cá nhân về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, do đó, trong trường hợp không đồng ý với quyết định của công ty, bạn có quyền trực tiếp gửi đơn khởi kiện công ty đến Tòa án mà không phải thực hiện thủ tục hòa giải ở cấp cơ sở.

Thứ hai, căn cứ tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:

“Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự”.

Đồng thời, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

“Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”.

Các tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015bao gồm:

- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

- Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;

- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Do vậy, theo các quy định trên, bạn có quyền gửi đơn khởi kiện công ty X tại Tòa án quận Đống Đa nơi công ty có trụ sở.

Thứ ba, Điều 33 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động”.

Theo đó, trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động 2012.

Tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”

Như vậy, nếu Tòa án tuyên là công ty bạn xử lý kỷ luật lao động sa thải với bạn trái pháp luật thì bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

- Công ty phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày bạn không được làm việc cộng thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;

- Nếu bạn không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường trên công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho bạn theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2012.

- Còn nếu công ty không muốn nhận lại bạn và bạn cũng đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường là tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày bạn không được làm việc cộng thêm ít nhất 02 tháng tiền lương và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động 2012, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp của luật sư khi gọi 19006281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 88/2016/NĐ-CP Về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện Nghị định 88/2016/NĐ-CP Về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
Nghị định 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm Nghị định 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm
Nghị định 118/2006/NĐ-CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức Chính phủ Nghị định 118/2006/NĐ-CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức Chính phủ
Nghị định số 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về việc làm Nghị định số 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về việc làm
Nghị định 92/2009/NĐ-CP Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Nghị định 92/2009/NĐ-CP Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức
Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn
Nghị định 33/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân Nghị định 33/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
Nghị định 162/2006/NĐ-CP Về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước Nghị định 162/2006/NĐ-CP Về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước
Luật Việc làm năm 2013 Luật Việc làm năm 2013
Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số
Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật Nghị định 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật
Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi
Nghị định 73/2013/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp  hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 73/2013/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 37/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc Nghị định 37/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
Nghị định 55/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động Nghị định 55/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động
Nghị định 106/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ lao động - thương binh và xã hội Nghị định 106/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ lao động - thương binh và xã hội
Nghị định 93/2010/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Nghị định 93/2010/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH