Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Nghỉ hưu trước tuổi hay nghỉ hưu đúng tuổi có lợi hơn?

14/05/2017 22:04
Câu hỏi:

Tôi sinh ngày 23/07/1963. Tôi có 2 khoảng thời gian công tác: - Từ tháng 10/1988 tôi công tác tại Hợp tác xã mua bán thuộc UBND huyện và đến 1995 cơ quan giải thể. Tôi chưa nhận tiền trợ cấp một lần vì tiếp tục đi học sư phạm. Vậy giai đoạn này tôi được 7 năm công tác. - Từ tháng 8/2000, tôi được tuyển dụng vào ngành sư phạm. Đến nay là 16 năm. Các bậc lương gần đây như sau: Từ 1/10/2011 đến 1/3/2013 là 3,0; từ 1/3/2013 đến 1/9/2015 là 3,33 từ 1/9/2015 đến nay là 3,66 và bậc lương cuối cùng vào 2018 là 3,99. Nếu tính đến tháng 7/2018 thì tôi đủ 55 tuổi, được 18 năm trong ngành sư phạm và cộng nối cả thì tôi sẽ được 25 năm công tác. Tôi muốn nhờ Luật sư tính giúp, theo chế độ tôi nên về hưu trước tuổi vào năm nào thì lợi hơn hay là không nên về hưu trước tuổi. Xin Luật sư giải thích giúp tôi. Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
Trường hợp 1: Bạn nghỉ hưu đúng tuổi

Căn cứ vào Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Như vậy, vào tháng 7 năm 2018 khi bạn đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên bạn sẽ được nghỉ hưu. Khi nghỉ hưu trong trường hợp này, bạn được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy khi bạn nghỉ hưu đúng tuổi vào tháng 7 năm 2018 thì tiền lương của bạn được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm, sau đó cứ thêm một năm thì tính thêm 3%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp 2: Bạn nghỉ hưu trước tuổi

Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nghỉ hưi trước tuổi như sau:

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Như vậy trường hợp của bạn, để nghỉ hưu trước tuổi, bạn phải bị suy giảm khả năng lao động ít nhất là từ 61% trở lên. Khi nghỉ hưu trước tuổi, lương hưu của bạn được tính theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

Theo quy định trên khi nghỉ hưu trước tuổi lương hưu của bạn sẽ bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm, sau đó cứ thêm một năm được tính thêm 3%, mức tối đa không quá 75% nhưng cứ một nghỉ hưu trước tuổi bạn sẽ bị trừ 2%.

Như vậy nếu bạn nghỉ hưu đúng tuổi thì tiền lương hưu của bạn tăng lên theo số năm bạn tham gia bảo hiểm xã hội và không bị trừ nên bạn nghỉ hưu đúng tuổi thì lương hưu sẽ cao hơn.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất

Trân trọng !

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 158/2007/NĐ-CP Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức Nghị định 158/2007/NĐ-CP Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi
Nghị định 75/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam Nghị định 75/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Hướng dẫn chính sách lao động đối với lao động nữ Hướng dẫn chính sách lao động đối với lao động nữ
Nghị định 01/2016/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam Nghị định 01/2016/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam
Thông tư 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Thông tư 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành  một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
Nghị định 54/2011/NĐ-CP Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo Nghị định 54/2011/NĐ-CP Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
Nghị định 43/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 10 Luật công đoàn Nghị định 43/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 10 Luật công đoàn
Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nghị định 33/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân Nghị định 33/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu
Nghị định 61/2006/NĐ-CP Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Nghị định 61/2006/NĐ-CP Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP Hướng dẫn quy định về tiền lương Nghị định số 49/2013/NĐ-CP Hướng dẫn quy định về tiền lương
Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH
Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 Quy định chi tiết điều 54 của Bộ luật Lao động về cấp phép cho thuê lại lao động Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 Quy định chi tiết điều 54 của Bộ luật Lao động về cấp phép cho thuê lại lao động
Nghị định 30/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp Nghị định 30/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động
Nghị định 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện Nghị định 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức