Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Không có quyết định thôi việc có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

14/05/2017 22:00
Câu hỏi:

Em làm công ty được 3 năm. Đến tháng 3 năm 2016 em về quê và không đi làm nữa. Giờ em muốn rút bảo hiểm thất nghiệp hoặc bả hiểm xã hội thì phải làm sao? Em không có quyết định thôi viêc và nếu không rút được bảo hiểm thất nghiệp thì em có rút được bảo hiểm xã hội không?

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, về bảo hiểm thất nghiệp

Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.

Như vậy nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện trên bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc (quyết định thôi việc, hợp đồng lao động hết hạn,...)

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Theo đó, khi bạn làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải nộp kèm các giấy tờ xác nhận đã thôi việc tại công ty. Nhưng theo như bạn trình bày thì bạn không có quyết định thôi việc thì trong trường hợp này bạn cần quay lại công ty để xin quyết định đã chấm dứt hợp đồng lao động để nộp kèm theo.

Thứ hai, về bảo hiểm xã hội một lần

Việc bạn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không không ảnh hưởng đến việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Bạn chỉ cần đáp ứng được các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì bạn có thể làm thủ tục hưởng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13:

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Vậy để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, bạn phải chờ 12 tháng sau khi nghỉ việc. Hồ sơ hưởng bảo hiểm một lần bao gồm:

- Sổ bảo hiểm xã hội.

- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần

- Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú

Bạn nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đang cư trú để được giải quyết. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải có giấy tờ gì? Thủ tục, trình tự đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa Luật sư, trường hợp em muốn hỏi là những giấy tờ nào để nộp cho người sử dụng lao động khi người lao động muốn chấm dứt HĐLĐ xin Quý Luật sư hướng dẫn, Cảm ơn Luật sư?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 37 Luật lao động 2012 quy định:

“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi có lý do quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật lao động 2012 thì được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Cụ thể, trong trường hợp này, như thông tin bạn đã cung cấp, bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động bị viêm đường hô hấp không thể tiếp xúc với môi trường đang lao động trong thời gian dài.

Theo đó, nếu có căn cứ chứng minh điều kiện sức khỏe không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động thì bạn có thể tiến hành thực hiện thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

+ Nộp đơn xin nghỉ việc cho người sử dụng lao động, đơn xin nghỉ việc bao gồm các nội dung sau: Họ và tên; Số chứng minh thư nhân dân; Bộ phận công tác; Ngày, tháng và năm xin nghỉ việc; lý do; bàn giao công việc.

+ Thực hiện nghĩa vụ báo trước trước khi nghỉ việc, cụ thể:

Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp.

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.

Khi thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật, bạn sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thanh toán tiền lương và trả sổ bảo hiểm xã hội.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất

Trân trọng !

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH cách tính tiền lương cho người lao động Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH cách tính tiền lương cho người lao động
Nghị định 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức Nghị định 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức
Nghị định 23/2011/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ hưu Nghị định 23/2011/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ hưu
Nghị định 06/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi Nghị định 06/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014
Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Nghị định 103/2007/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Nghị định 103/2007/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Nghị định 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Nghị định 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức
Nghị định 158/2007/NĐ-CP Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức Nghị định 158/2007/NĐ-CP Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định 37/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc Nghị định 37/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
Nghị định 118/2006/NĐ-CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức Chính phủ Nghị định 118/2006/NĐ-CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức Chính phủ
Nghị định 41/2012/NĐ-CP Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghị định 41/2012/NĐ-CP Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
Luật Bảo hiểm xã hội 2006 Luật Bảo hiểm xã hội 2006
Nghị định 46/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động Nghị định 46/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động
Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn một số điều của luật lao động về việc làm Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn một số điều của luật lao động về việc làm
Nghị định 162/2006/NĐ-CP Về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước Nghị định 162/2006/NĐ-CP Về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước
Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành  một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
Nghị định 53/2015/NĐ-CP Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức Nghị định 53/2015/NĐ-CP Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức