Khởi kiện lao động cần lưu ý gì?
19/09/2016 10:27
Câu hỏi:
Tôi làm nhân viên hành chính nhân sự của doanh nghiệp một trong những nội dung tôi quan tâm và được giao phụ trách đó là các vấn đề về Luật lao động. Tôi muốn hỏi Công ty luật Bảo Chính để khởi kiện vụ án tranh chấp lao động cần phải chú ý những nội dung nào? Tôi xin trân trọng cảm ơn! Vương Tuấn 45@yahoo.com
Trả lời:
Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền lợi và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hay trong quá trình học nghề.
Trong quá trình sử dụng lao động, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động là khó tránh khỏi, trong trường hợp quyền lợi một bên bị xâm phạm thì khi nào có thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?
Dưới đây là một số lưu ý của Công ty luật Bảo Chính về việc khởi kiện vụ án lao động quý khách hàng cùng tham khảo
1. Xác định thẩm quyền tòa án:
Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự và các Điều 200, 201, 203, 205 Bộ luật lao động 2012 thì các vụ việc tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:
Trong quá trình sử dụng lao động, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động là khó tránh khỏi, trong trường hợp quyền lợi một bên bị xâm phạm thì khi nào có thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?
Dưới đây là một số lưu ý của Công ty luật Bảo Chính về việc khởi kiện vụ án lao động quý khách hàng cùng tham khảo
1. Xác định thẩm quyền tòa án:
Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự và các Điều 200, 201, 203, 205 Bộ luật lao động 2012 thì các vụ việc tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết.
- Tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc phải hòa giải tại cơ sở trong các trường hợp:
+ Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Tranh chấp giiữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
+ Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Tranh chấp giiữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
+ Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật quy định.
2. Điều kiện khởi kiện vụ án lao động:
Trừ các trường hợp không bắt buộc phải hòa giải như nêu trên, còn lại các trường hợp hợp khác thì hòa giải cấp cơ sở được coi là một thủ tục bắt buộc và là điều kiện để tòa án thụ lý giải quyết.
Khoản 1 Điều 200 Bộ luật Lao động quy định Hòa giải viên lao động là người có thẩm quyền tiến hành hòa giải các tranh chấp lao động. Vì vậy, nếu tranh chấp do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác không phải là Hòa giải viên lao động tiến hành thì việc hòa giải đó không được coi là Hòa giải theo quy định của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp này, nếu một bên nộp đơn ra Tòa án thì vẫn coi là chưa đủ điều kiện khởi kiện.
3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động
Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Lao động 2012 thì thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động được tính như sau:
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Hết thời hiệu trên, nếu không bên nào yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì sẽ mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Hồ sơ khởi kiện:
Đơn khởi kiện.
Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
Hợp đồng lao động;
Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ việc;
Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể;
Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Đối với người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ như: giấy phép đầu tư, giấy phép đăng ký kinh doanh, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp, giấy ủy quyền nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia vụ kiện.
Biên bản các cuộc họp xét kỷ luật nếu có.
Khi hoàn thiện đầy đù hồ sơ tài liệu và nộp hồ sơ khởi kiện được nộp tại tòa án có thẩm quyền thì vụ việc sẽ được thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân Sự.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty luật Bảo Chính đối với nội dung bạn đang quan tâm.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Công ty luật Bảo Chính.
Trừ các trường hợp không bắt buộc phải hòa giải như nêu trên, còn lại các trường hợp hợp khác thì hòa giải cấp cơ sở được coi là một thủ tục bắt buộc và là điều kiện để tòa án thụ lý giải quyết.
Khoản 1 Điều 200 Bộ luật Lao động quy định Hòa giải viên lao động là người có thẩm quyền tiến hành hòa giải các tranh chấp lao động. Vì vậy, nếu tranh chấp do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác không phải là Hòa giải viên lao động tiến hành thì việc hòa giải đó không được coi là Hòa giải theo quy định của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp này, nếu một bên nộp đơn ra Tòa án thì vẫn coi là chưa đủ điều kiện khởi kiện.
3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động
Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Lao động 2012 thì thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động được tính như sau:
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Hết thời hiệu trên, nếu không bên nào yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì sẽ mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Hồ sơ khởi kiện:
Đơn khởi kiện.
Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
Hợp đồng lao động;
Quyết định chấm dứt HĐ lao động hoặc quyết định sa thải, thông báo cho nghỉ việc;
Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể;
Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Đối với người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ như: giấy phép đầu tư, giấy phép đăng ký kinh doanh, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp, giấy ủy quyền nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia vụ kiện.
Biên bản các cuộc họp xét kỷ luật nếu có.
Khi hoàn thiện đầy đù hồ sơ tài liệu và nộp hồ sơ khởi kiện được nộp tại tòa án có thẩm quyền thì vụ việc sẽ được thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân Sự.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty luật Bảo Chính đối với nội dung bạn đang quan tâm.
Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Công ty luật Bảo Chính.