Giám đốc yêu cầu thay đổi chủ tịch công đoàn của giám đốc như vậy đúng hay sai?
13/05/2017 11:16
Đại hội công đoàn được tổ chức vào tháng 6/2015 và đã bầu BCH công đoàn trong đó là chủ tịch, phó chủ tịch. Đến tháng 9/2015 cơ quan có sự thay đổi giám đốc mới, đến nay BCH công đoàn vẫn hoạt động bình thường, nhưng giám đốc thay đổi vị trí nhân sự toàn cơ quan và yêu cầu thay đổi chủ tịch công đoàn.
Vậy yêu cầu thay đổi chủ tịch công đoàn của giám đốc như vậy đúng hay sai và có thay đổi được hay không? ?
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Chủ tịch công đoàn cơ sở, do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra, hoặc do đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp. Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cơ sở, người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công đoàn về tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở.
Theo Hướng dẫn số 238/HD- TLĐ hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định:
Nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp cơ sở.
- Đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn: 5 năm 1 lần. Nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở thành viên, nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận theo nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
- Những trường hợp sau đây, nếu có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp công đoàn cơ sở xem xét, quyết định nhiệm kỳ đại hội 5 năm 2 lần, gồm:
+ Công đoàn cơ sở có dưới 10 đoàn viên.
+ Công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng năm có tỷ lệ thay đổi trong danh sách đoàn viên từ 20% trở lên hoặc trong nhiệm kỳ thay đổi ủy viên ban chấp hành từ 50% trở lên.
-Tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn 5 năm 2 lần tổ chức hội nghị toàn thể để bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn và đánh giá thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cơ sở. Trường hợp cần thiết có thể tổ chức hội nghị bất thường. Công đoàn cơ sở quyết định công nhận kết quả bầu cử tổ trưởng, tổ phó công đoàn.
Chủ tịch ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoạt động theo nhiệm kì đại hội Công đoàn cơ sở. Theo quy định của Luật công đoàn 2012 hoạt động của công đoàn dựa trên Điều lệ công đoàn nên việc thay đổi chủ tịch công đoàn sẽ được thực hiện dựa trên quy định Điều lệ công đoàn và gửi lên cấp trên trực tiếp quản lý để xem xét giải quyết.
Theo thông tin bạn cung cấp thì Đại hội Công đoàn cơ sở được tổ chức vào tháng 6/2015, đến nay Ban chấp hành Công đoàn cơ sở vẫn hoạt động bình thường thì không có lý do gì để thay đổi chủ tịch công đoàn cơ sở. Vì vậy, chủ tịch công đoàn vẫn tiếp tục làm việc cho hết nhiệm kỳ của Đại hội Công đoàn, giám đốc không có quyền yêu cầu thay đổi.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất
Trân trọng !
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.