Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người lao động bị tai nạn giao thông

02/11/2016 10:34
Câu hỏi:

Em tôi trên đường đi đến công ty làm việc có gặp phải tai nạn giao thông - hoàn toàn do lỗi của 02 thằng kia - phải nằm điều trị suốt 03 tháng.
Suốt thời gian đó, gia đình tự lo liệu chi phí. Phía công ty của nó có cử vài người đến tham hỏi, tặng quà một lần rồi không có hỗ trợ gì thêm nữa..
Gia đình có yêu cầu phía công ty hỗ trợ chi phí điều trị nhưng phía công ty từ chối vì cho rằng không liên quan gì đến họ. Đồng thời, sau đó, lấy lý do em mình nằm viện quá lâu không có người làm việc nên họ đã chấm dứt hợp đồng và tuyển người mới thay thế.
Xin hỏi, phía công ty hành xử như vậy là có đúng hay không và vì sao? Tuấn Anh - Ba Vì, Hà Nội

Trả lời:
Về trường hợp bạn Tuấn Anh hỏi Công ty luật Bảo Chính Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:
Về nguyên tắc người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38, Bộ luật Lao động năm 2012. Theo quy định của điều luật này người sử dụng chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

Trường hợp em bạn có ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp đó là chưa đúng pháp luật.

Tai nạn giao thông xảy ra khi người lao động đang trên đường đi làm - đang trên đường đến doanh nghiệp - nơi làm việc thì cũng được coi là tai nạn lao động nên người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật lao động.
Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012 thì:
"1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.
"
Theo quy định tại mục 2, phần I, Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 h­ướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động thì:
a) Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn th­ương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể Người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dư­ỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc.
b) Những trường hợp sau được coi là tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra đối với Người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động
”.

Do vậy em bạn có quyền được hưởng chế độ về tai nạn lao động và không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong thời gian điều trị tai nạn đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn Tuấn Anh quan tâm.Trường hợp bạn hỏi, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin để chúng tôi tư vấn tiếp./.

Chúc bạn mạnh khỏe thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

 

Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số
Nghị định 64/2009/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Nghị định 64/2009/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu
Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành  một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp
Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Thông tu số: 35/2016/TT-BCT Về xác định người lao động nước ngoài di chuyển trongg nội bộ doanh nghiệp thuộc cam kết WTO không thuộc diện phải xin giấy phép lao động Thông tu số: 35/2016/TT-BCT Về xác định người lao động nước ngoài di chuyển trongg nội bộ doanh nghiệp thuộc cam kết WTO không thuộc diện phải xin giấy phép lao động
Nghị định 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm  về bảo hiểm thất nghiệp Nghị định 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
Công văn số 3647/BHXH-CSXH V/v hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ TNLĐ, BNN Công văn số 3647/BHXH-CSXH V/v hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ TNLĐ, BNN
Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 01/2016/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam Nghị định 01/2016/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam
Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động
Luật số 58/2014/QH13 về Bảo hiểm xã hội Luật số 58/2014/QH13 về Bảo hiểm xã hội
Nghị định 39/2013/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động-thương binh và xã hội Nghị định 39/2013/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động-thương binh và xã hội
Nghị định 35/2012/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 35/2012/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức Nghị định 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức
Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của ND 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của ND 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài
Nghị định 108/2014/NĐ-CP Về chính sách tinh giản biên chế Nghị định 108/2014/NĐ-CP Về chính sách tinh giản biên chế
Nghị định 23/2011/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ hưu Nghị định 23/2011/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ hưu
Nghị định số 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về việc làm Nghị định số 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về việc làm
Nghị định 43/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 10 Luật công đoàn Nghị định 43/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 10 Luật công đoàn