Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Công ty không tuân thủ quy định, xâm phạm lợi ích của người lao động thì phải làm gì?

13/05/2017 10:02
Câu hỏi:

Vợ tôi đang làm việc cho một công ty Hàn Quốc ở Tỉnh A. Công ty bắt vợ tôi tăng ca, bắt làm đến 18h30, còn đóng cổng không cho về. Công ty mới quy mô dưới 100 công nhân viên nên không có công đoàn, không bảo vệ được quyền lợi người lao động. Và công ty không cho vợ em nghỉ dưỡng sức khi vợ em vừa sinh con xong, sức khỏe còn rất yếu. Giờ vợ em phải làm gì để lấy lại quyền lợi? Cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin xin tư vấn.
Về câu hỏi của bạn, Công ty luật Bảo Chính trả lời bạn như sau:

Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

Khoản 2 Điều 106 Bộ Luật lao động 2012 quy định:

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Như vậy, đối với việc làm thêm giờ của người lao động phải đáp ứng đẩy đủ các điều kiện nêu trên. Đặc biệt là phải có sự đồng ý của người lao động.

Trường hợp công ty vợ bạn đang làm việc yêu cầu vợ bạn tăng ca, làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của vợ bạn như vậy là vi phạm quy định pháp luật.

Vợ bạn cần kiến nghị công ty hành vi này theo đúng quy định của pháp luật. Nếu công ty không giải quyết, vẫn bắt vợ bạn đi làm thêm giờ, vợ bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện đến Tòa án để được giải quyết theo luật định.

Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Từ quy định trên, việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với lao động nữ sau khi sinh con, hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi là bắt buộc, được quy định rõ ràng theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về số ngày nghỉ dưỡng sức, mức hưởng chế độ dưỡng sức.

Khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo đó, vợ bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ty để yêu cầu giải quyết việc không cho vợ bạn nghỉ dưỡng sức sau khi vợ bạn sinh con. Nếu Công ty không giải quyết hoặc giải quyết chưa thỏa đáng, bạn có quyền khởi kiện công ty tại tòa án nơi công ty có trụ sở hoặc khiếu nại tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin về cho chúng tôi để được tư vấn tiếp hoặc nghe luật sư tư vấn vui lòng gọi 1900 6281.
Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại...xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức Nghị định 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định số 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.
Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn
Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu
Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH về quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH về quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu
Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số
Nghị định 103/2007/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Nghị định 103/2007/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH Quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH
Nghị định 17/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định 17/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức
Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Thông tu số: 35/2016/TT-BCT Về xác định người lao động nước ngoài di chuyển trongg nội bộ doanh nghiệp thuộc cam kết WTO không thuộc diện phải xin giấy phép lao động Thông tu số: 35/2016/TT-BCT Về xác định người lao động nước ngoài di chuyển trongg nội bộ doanh nghiệp thuộc cam kết WTO không thuộc diện phải xin giấy phép lao động
Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 106/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ lao động - thương binh và xã hội Nghị định 106/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ lao động - thương binh và xã hội
Nghị định 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm Nghị định 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm
Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh
Nghị định 41/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về Danh mục  đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công Nghị định 41/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công
Nghị định số 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác Nghị định số 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác
Nghị định số 66/2013/NĐ-CP Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định số 66/2013/NĐ-CP Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức