Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Chưa hết thời hạn công ty có được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động không ?

13/05/2017 10:46
Câu hỏi:

Chào luật sư!
Mình hiện đang công tác tại 1 công ty từ tháng 11/2015 với hợp đồng 1 năm. Đến hết tháng 3/2016 thì công ty đổi tên và ký lại hợp đồng "có thời hạn" 6 tháng. Trong quá trình làm việc, mình luôn hoàn thành nhiệm vụ và công việc được giao. Nhưng đến ngày 10/7/2016 thì công ty thông báo với mình là sẽ chấm dứt hợp đồng vào 31/7/2016 bằng cách 2 bên thỏa thuận điều chỉnh lại hợp đồng từ 6 tháng xuống hợp đồng đến ngày 31/7. Tôi có hỏi thêm rằng nếu như vậy thì công ty có hỗ trợ không thì công ty nói chỉ trả lương và đóng BHXH hết tháng 7. Bởi vậy, tôi không ký vào phụ lục điều chỉnh hạn hợp đồng lao động. Tôi có hỏi là nếu công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với tôi mà không có thỏa thuận gì thì tôi có được bồi thường không. Công ty trả lời lại là trường hợp của tôi đóng bảo hiểm chưa được 1 năm nên không có trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Còn công ty đã báo trước với tôi về thời gian chấm dứt hợp đồng trước 4-5 ngày rồi nên không trái luật. Lý do cho nghỉ việc là không phù hợp văn hóa công ty (không có văn bản chính thức). Nhưng sau đó lại đổi sang lý do là tôi làm việc không hiệu quả. Chính vì thế công ty sẽ không hỗ trợ khoản nào thêm ngoài lương tháng 7.
Xin hỏi, trường hợp của tôi theo đúng luật có được bồi thường 2 tháng lương cơ bản không ạ?
Chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Bảo Chính. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Bộ luật lao động 2012 quy định:

“Điều 15. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Điều 41. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này.”

Căn cứ theo các quy định trên trường hợp công ty bạn tự động chuyển thời hạn chấm dứt hợp đồng lao động đã được ký trước đó để chấm dứt hợp đồng lao động là trường hợp đơn phương chấ dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này công ty bạn phải có nghĩ vụ được quy định tại Điều 42 Luật lao động:

“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

Do đó trường hợp công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với bạn mà công ty không muốn nhận bạn làm việc nữa thì bạn sẽ được bời thường như sau:

-Phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

-Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48

-Hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty Luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể gọi 19006281 để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng!

Gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia các vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, thương mại, kinh tế… vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 21/2016/NĐ-CP Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội Nghị định 21/2016/NĐ-CP Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội
Nghị định 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động Nghị định 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động
Nghị định 34/2011/NĐ-CP Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức Nghị định 34/2011/NĐ-CP Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức
Nghị định số 66/2013/NĐ-CP Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định số 66/2013/NĐ-CP Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu Nghị định 143/2007/NĐ-CP Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu
Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh
Nghị định 17/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định 17/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 43/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 10 Luật công đoàn Nghị định 43/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 10 Luật công đoàn
Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Nghị định 92/2009/NĐ-CP Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Nghị định 92/2009/NĐ-CP Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Nghị định 119/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo Nghị định 119/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo
Nghị định 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam Nghị định 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của ND 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của ND 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài
Nghị định 103/2008/NĐ-CP Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Nghị định 103/2008/NĐ-CP Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức
Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định mức trần ký Quỹ đi lao động tại nước ngoài Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định mức trần ký Quỹ đi lao động tại nước ngoài
Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nghị định 01/2016/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam Nghị định 01/2016/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam
Nghị định 23/2011/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ hưu Nghị định 23/2011/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ hưu
Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn