Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Chính sách của những người tham gia chiến đấu tại chiến trường Camphuchia.?

13/05/2017 23:30
Câu hỏi:

Tôi có một thắc mắc của nghị định 62 về chế độ chính sách của những người trực tiếp tham gia chiến đấu tại đất bạn Kampuchea. Rất mong Luật Sư tư vấn giúp .
- Năm 1978 tôi là công nhân của Công ty Nạo Vét Đường Sông 2
- Tôi nhập ngũ ngày 15 - 12 - 1980 huấn luyện tại Trung Đoàn Gia Định - Hốc Môn .
- Đêm 26 - 03 - 1981 chúng tôi qua kampuchea , đơn vị Tiểu Đoàn 52 - Cuc Kỹ Thuật Mặt trận 479 , đóng quân tại Seamreap .
- Ngày 01 - 07 - 1984 tôi nhận quyết định chuyển ngành số 51.84/QĐ do Đại Tá Trần nam Sơn ký .
Tôi trở lại cơ quan trình diện và làm việc lại.Vì hoàn cảnh gia đình nên tôi xin nghỉ việc và có quyết định ngày 28 - 02 - 1989. Từ đó đến nay, tôi không hưởng một chế độ gì của nhà nước. Cho đến nay tôi chưa được hưởng chế độ của Nghị định 62. Vậy xin hỏi trường hợp của tôi có được hưởng nghị định 62 không (giấy tờ còn đầy đủ). Và tôi phải làm gì? Xin chân thành cám ơn - mong chờ sư tư vấn của Luật Sư?

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
Về đối tượng áp dụng, Quyết định 62/2011/QĐ-TTg áp dụng với các đối tượng được quy định tại Điều 2 của Nghị định này và được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, bao gồm:

"a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, bao gồm cả lực lượng công an nhân dân vũ trang, bộ đội Biên phòng qua các thời kỳ (gọi chung là quân nhân), người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có dưới 20 năm phục vụ trong quân đội, cơ yếu, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 01 tháng 4 năm 2000;

- Thương binh đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01 tháng 4 năm 2000; thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý hoặc đã về gia đình;

- Chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; đã có quyết định chuyển ngành trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 nhưng không thực hiện được hoặc đã về địa phương mà chưa giải quyết chế độ;

- Phục viên, xuất ngũ đi lao động hợp tác quốc tế hoặc được cử đi lao động hợp tác quốc tế về nước đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01 tháng 4 năm 2000.

b) Công nhân viên chức quốc phòng, công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành (gọi chung là cán bộ, công nhân viên chức) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng.

c) Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ xã) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã thôi việc, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng.

d) Dân quân tự vệ, công an xã do chính quyền cấp xã tổ chức và quản lý (bao gồm cả thôn, ấp thuộc các xã biên giới) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng.

đ) Thanh niên xung phong tập trung sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng."

Cụ thể trong trường hợp của anh, anh đã nhập ngũ ngày 15 - 12 -1980 và xuất ngũ trước ngày 01 tháng 04 năm 2000. Để được hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg, theo mục đ khoản 3 Điều 3 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg, một trong các tiêu chí để xác định đối tượng được hưởng chế độ là: "Làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989.". Do đó, nếu như ngày 26 - 03 - 1981, anh thực hiện nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, anh hoàn toàn có quyền được hưởng chế độ.

Để có thể hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg, anh cần thực hiện các thủ tục xin hưởng chế độ trợ cấp. Khoản 1 Điều 7 Quyết định 62/2011/QĐ-TTg quy định như sau:

"a) Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần bao gồm: 01 bản khai của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần); một hoặc một số giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền), nếu có;

b) Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng bao gồm: 01 bản khai của đối tượng; một hoặc một số giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan chứng minh đúng đối tượng, đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều 2, Điều 3 Quyết định này."

Tùy theo nhu cầu của anh, anh có thể chuẩn bị bộ hồ sơ tương ứng. Về nơi nộp hồ sơ, anh cần lập bản khai và nộp 01 bộ hồ sơ cho Ủy ban nhân dân xã (qua Trưởng thông) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi làm việc ở công ty và đã tham gia bảo hiểm xã hội được 1 năm từ 3/2015 - 11/3/2016 là kết thúc hợp đồng, nhưng đến 01/3/2016 tôi có làm đơn xin nghỉ thai sản trước thời hạn kết thúc hợp đồng là 10 ngày, vậy xin luật sư cho biết trong thời hạn nghỉ thai sản mà phía công ty đã kết thúc hợp đồng với người lao động vậy là đúng hay sai? Trong thời gian đang hưởng thai sản mà bị cắt hợp đồng.

Vậy có phải đến công ty để bàn giao công việc để nhận lại sổ bảo hiểm xã hội không? Trường hợp này có được hưởng thất nghiệp không? Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012 thì các trường hợp chấm dứt chấm dứt hợp đồng bao gồm:

- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật lao động năm 2012.

- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

- Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật lao động năm 2012.

- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật lao động năm 2012.

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động năm 2012.

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật lao động năm 2012; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Ngoài ra theo khoản 4 Điều 39 của Bộ luật lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Đối chiếu với các quy định trên thì trong thời gian nghỉ thai sản mà phía công ty đã kết thức hợp đồng với người lao động là chưa đúng với quy định của pháp luật. Tuy nhiên như bạn trình bày, bạn làm đơn xin nghỉ việc, công ty đồng ý cho nghỉ việc đây là trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Căn cứ Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

"1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán."

Khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động, bạn có nghĩa vụ đến công ty để bàn giao công việc, đồng thời nhận lại sổ bảo hiểm xã hội đã chốt để hưởng các chế độ sau này.

Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

"Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm 2013 đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;"

Như vậy, để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Quy định về điều kiện và tiêu chuẩn đối với giám đốc chi nhánh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tóm tắt câu hỏi:

Cho tôi hỏi về yêu cầu trình độ và điều kiện tối thiểu để đứng tên làm giám đốc chi nhánh cho công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 9 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định điều kiện cấp giấy phép như sau:

" Doanh nghiệp có vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép:

1. Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

2. Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

3. Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

4. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ."

Đối với hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ hoạt động theo quy định tại Điều 16 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006. Hiện nay chưa có quy định cụ thể về yêu cầu và điều kiện đối với người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 đối với người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.

Nếu giám đốc của chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trực tiếp lãnh đạo, điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đảm bảo tiêu chuẩn trên.

Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất

Trân trọng !

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 76/2009/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định 76/2009/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm
Nghị định 41/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về Danh mục  đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công Nghị định 41/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công
Nghị định 162/2006/NĐ-CP Về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước Nghị định 162/2006/NĐ-CP Về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước
Luật Việc làm năm 2013 Luật Việc làm năm 2013
Nghị định 35/2012/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 35/2012/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Nghị định 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động Nghị định 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động
Nghị định 34/2011/NĐ-CP Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức Nghị định 34/2011/NĐ-CP Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức
Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG Luật số 10/2012/QH13 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
Nghị định 17/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định 17/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn một số điều của luật lao động về việc làm Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn một số điều của luật lao động về việc làm
Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Nghị định 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện Nghị định 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH về quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH về quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu
Nghị định 61/2006/NĐ-CP Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Nghị định 61/2006/NĐ-CP Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Luật số 58/2014/QH13 về Bảo hiểm xã hội Luật số 58/2014/QH13 về Bảo hiểm xã hội
Thông tư số: 19/2016/TT-BYT Hướng dẫn Vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động Thông tư số: 19/2016/TT-BYT Hướng dẫn Vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn