Chế độ trợ cấp đối với người công tác trước năm 1995
21/12/2016 11:23
Đà Nẵng, ngày 03/11/2016
Kính gửi: Tư vấn Luật sư Dân Luật.
Tôi và số anh em lao động làm việc tại Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng nay đã nghỉ hưu trước tuổi xin Công ty Luật tư vấn về chế độ trợ cấp thôi việc.
Nguyên trước đây những người lao động (trong đó có 05 anh em chúng tôi hiện nay) làm việc ở Nhà máy cơ khí đà nẵng, năm 1991 do điều kiện việc làm lúc bấy giờ tại Đà Nẵng thành lập nhà máy liên doanh Thép Đà Nẵng (gọi tắt là Nhà máy thép Đà Nẵng) 50% số lao động từ nhà máy cơ khí Đà Nẵng chuyển qua và 50% số lao động còn ở lại nhà máy.
Năm 1998 Nhà máy thép Đà Nẵng đổi tên thành Công ty Thép Đà Nẵng; năm 2008 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần.
Từ trước năm 2010 số lao động trước đây không đủ sức khỏe lao động tiếp tục và xin nghỉ việc, Công ty trợ cấp thôi việc tính cả thời gian làm tại nhà máy cơ khí đà nẵng.
Nhưng từ năm 2013 đến nay, do Công ty thay đổi Tổng Giám đốc, thay đổi kế toán trưởng nên số lao động xin chấm dứt hợp đồng lao động (chấm dứt HĐLĐ đúng luật) Công ty không thanh toán tiền trợ câp thời gian làm tại nhà máy cơ khí đà nẵng, chỉ thanh toán thời gian trợ cấp thôi việc làm tại Nhà máy thép Đà Nẵng đến nay.
Với lý do:
1/ Đơn vị không có văn bản để chi trả tiền trợ cấp thời gian trước 1991 (mặc dù có Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015)
2/ Cá nhân đã tham gia thời gian Nhà máy cơ khí đà nẵng thì đến đơn vị chuyển tiếp nhà máy để làm đơn trợ cấp (Nhà máy cơ khí hiện nay đã sáp nhập nhiều đơn vị tại địa phương và nay cũng không còn tên gọi và đơn vị quản lý).
Vậy cho tôi xin được Công ty Luật tư vấn giúp về chế độ chi trả trợ cấp lao động và trường hợp an hem chúng tôi đơn vị Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng thực hiện nghĩa vụ như thế nào với thời gian chúng tôi công tác trước năm 1991.
Xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng! (saudnc@...)
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012 và Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động thì khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì “người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương”.
Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 1/1/1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và chi trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước trước đó.
Đề nghị bà căn cứ vào các quy định tại các văn bản nêu trên, làm rõ các thông tin về trường hợp của mình để có cơ sở xem xét, giải quyết trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.