Chế độ thai sản khi xin nhận con nuôi
03/10/2016 11:02
Câu hỏi:
Chị M lập gia đình đã được hơn 03 năm nhưng vẫn chưa có con mặc dù chị đã đi khám chữa bệnh khắp nơi và được chuẩn đoán là không có bệnh tật gì. Do hiếm muộn nên chị rất yêu quí trẻ con. Khi nghe tin có đứa bé sơ sinh mới được vài ngày tuổi bị bỏ rơi trước cửa nhà bà tổ trưởng tổ dân phố, chị M đã về bàn bạc với chồng có mong muốn được xin đứa bé này về nuôi. Chị muốn hỏi xem liệu chị có đủ các điều kiện hưởng chế độ thai sản hay không khi chị đang công tác tại Ủy ban nhân dân phường và đã đóng bảo hiểm xã hội được gần năm năm?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
- Người lao động thuộc các trường hợp (Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi) phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Người lao động đủ điều kiện quy định nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (về thời gian hưởng chế độ khi sinh con; thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi; trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi và các mức hưởng chế độ thai sản).
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, chị M hoàn toàn đủ các điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật nếu chị nhận nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời:
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
- Người lao động thuộc các trường hợp (Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi) phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Người lao động đủ điều kiện quy định nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (về thời gian hưởng chế độ khi sinh con; thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi; trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi và các mức hưởng chế độ thai sản).
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, chị M hoàn toàn đủ các điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật nếu chị nhận nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi.
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.