Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Chế độ đối với vợ của thương binh 81% sau khi người đó qua đời?

26/06/2017 22:50
Câu hỏi:

Chế độ đối với vợ của thương binh 81% sau khi người đó qua đời?Bố tôi là thương binh hạng 1/4, mất sức lao động trên 81%. Giữa tháng 04/2016, bố tôi qua đời.Trước khi mất, bố tôi vẫn nhận tiền thương tật hạng 1/4 và lương hưu do có hoạt động bên công tác xã hội. Tôi muốn hỏi, sau khi bố tôi mất, mẹ tôi (năm nay gần 60 tuổi và cũng đang nhận lương hưu) sẽ được hưởng chế độ tử tuất như thế nào?
Xin cảm ơn!
(Hoàng Mai Anh – Hà Nội)

Trả lời:

Đối với vấn đề "Chế độ đối với vợ của thương binh 81% sau khi người đó qua đời" bạn muốn hỏi, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Căn cứ Điều 32, Nghị Định số 31/2013/NĐ-CP quy định về chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết:

"1. Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết;

b) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

e) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.

Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân được chuyển hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của thân nhân liệt sĩ. Thời điểm hưởng theo quy định tại Khoản 6 Điều 20 của Nghị định này.”

Như vậy, sau khi bố bạn mất, mẹ bạn sẽ được nhận mai táng phí và được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi. Hơn nữa, mẹ bạn sẽ được hưởng tiền trợ cấp hàng tháng, kể từ tháng 05/2016 trở đi. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình, điều kiện, hoàn cảnh sống thực tế của gia đình bạn mà chế độ ưu đãi đối với nhân thân của bố bạn sẽ được hưởng theo quy định tại Điều 32 nêu trên.

Về chế độ hưởng tiền mai táng phí và trợ cấp hàng tháng đối với nhân thân của thương binh mất sức lao động 81% sau khi người đó qua đời:

Thứ nhất, mẹ bạn được hưởng tiền mai táng phí như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 66, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về Trợ cấp mai táng. Theo đó, khi bố bạn mất, thì mẹ bạn (người lo mai táng) sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng 4/2016.

Thứ hai, mẹ bạn có thể sẽ được hưởng tiền trợ cấp hàng tháng, bởi:

Căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 67, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mẹ bạn sẽ được hưởng tiền trợ cấp hàng tháng. Cũng theo Khoản 2, Điều này quy định về mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của bố bạn, bao gồm:

"a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Tuy nhiên, căn cứ Khoản 3, Điều luật này thì mẹ bạn (thân nhân của bố bạn) được quy định trong Điểm b, c, d, Khoản 2, Điều luật trên chỉ được nhận tiền tuất trợ cấp hàng tháng khi không có thu nhập hoặc nếu có thì phải thấp hơn mức lương cơ sở.

Vì vậy, để biết mẹ bạn có được hưởng tiền tuất hay không thì cần phải xét đến mức lương hưu của mẹ bạn. Nếu mức lương hưu của mẹ bạn đang nhận cao hơn mức lương cơ sở thì mẹ bạn sẽ không được nhận tiền tuất hàng tháng. Và ngược lại, nếu mức lương của mẹ bạn thấp hơn mức lương cơ sở thì mẹ bạn sẽ được nhận tiền tuất hàng tháng theo quy định tại Điều 68, Luật này:

"1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.”

Do đó, mà nếu được thì mẹ bạn sẽ được hưởng mức tiền tuất hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở và thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện từ tháng 05/2016.

Tóm lại, khi bố bạn mất mẹ bạn chắc chắn sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân thương binh chết về mai táng phí. Mẹ bạn sẽ được hưởng tiền trợ cấp mai táng một lần. Về hưởng trợ cấp hàng tháng thì còn phải xét đến mức lương hưu mà mẹ bạn đang được nhận có thấp hơn hay cao hơn mức lương cơ sở; nếu thấp hơn thì mẹ bạn sẽ được nhận với mức trợ cấp hàng tháng đã phân tích ở trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi cho vấn đề “Chế độ đối với vợ của thương binh 81% sau khi người đó qua đời?”, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi về Công ty Luật Bảo Chính hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.

Trân trọng!

Công văn số 3647/BHXH-CSXH V/v hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ TNLĐ, BNN Công văn số 3647/BHXH-CSXH V/v hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ TNLĐ, BNN
Nghị định 35/2012/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 35/2012/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 41/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về Danh mục  đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công Nghị định 41/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014
Nghị định 28/2014/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam Nghị định 28/2014/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
Nghị định 92/2009/NĐ-CP Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Nghị định 92/2009/NĐ-CP Về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi
Nghị định 103/2007/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Nghị định 103/2007/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Nghị định số 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác Nghị định số 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác
Nghị định 46/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động Nghị định 46/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động
Nghị định 30/2013/NĐ-CP Về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung Nghị định 30/2013/NĐ-CP Về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Nghị định 116/2010/NĐ-CP Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP Hướng dẫn quy định về tiền lương Nghị định số 49/2013/NĐ-CP Hướng dẫn quy định về tiền lương
Nghị định 103/2008/NĐ-CP Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Nghị định 103/2008/NĐ-CP Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Hướng dẫn chính sách lao động đối với lao động nữ Hướng dẫn chính sách lao động đối với lao động nữ
Nghị định 106/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ lao động - thương binh và xã hội Nghị định 106/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ lao động - thương binh và xã hội
Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức
Nghị định 30/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp Nghị định 30/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn
Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức Nghị định 36/2013/NĐ-CP Về vị trí làm việc và cơ cấu ngạch công chức