Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Chấm dứt hợp đồng lao động sau khi công ty được sáp nhập.

13/05/2017 23:49
Câu hỏi:

Sau ba tháng thử việc với mức lương 4.500.000đ/tháng, ngày 10/10/2013, tôi chính thức được công ty X nhận vào làm ở bộ phận hành chính theo Hợp đồng Lao động không xác định thời hạn với mức lương là 6.000.000 đồng/tháng. Ngày 1/7/2014, công ty X được sáp nhập với tổng công ty Y, 6 lao động của bộ phận hành chính (trong đó có một lao động nữ đang nghỉ thai sản) phải chấm dứt hợp đồng lao động, còn tôi được chuyển đến phòng Maketing, mức lương vẫn giữ nguyên.
Mặc dù thấy công việc mới không phù hợp với chuyên môn và kinh nghiệm của mình nhưng vì không còn việc nào khác nên tôi vẫn đồng ý ký vào biên bản thay đổi hợp đồng. Tuy nhiên chỉ sau một tuần, tôi nhận thấy bản thân không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc mới nên đề nghị Tổng công ty Y giải quyết chế độ mất việc làm.
Như vậy, quá trình tuyển dụng và ký hợp đồng lao động của công ty X với tôi có đúng theo quy định của pháp luật không? Theo đó, Công ty có căn cứ để cho 6 người lao động thôi việc và tôi đến bộ phận mới không? Tại sao? Công ty phải tiến hành những thủ tục gì để cho số lao động trên thôi việc cũng như chuyển tôi đến bộ phận mới? Vì vậy quền lợi cho 6 người lao động trên và tôi sẽ được giải quyết ra sao theo quy định của pháp luật lao động hiện hành?

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.

Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:

Về vấn đề thử việc của bạn, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 27, Bộ luật Lao động 2012 thì thời gian thử việc tối đa là không quá 60 ngày. Tuy nhiên, thời gian thử việc của bạn lại là 3 thán nên chi tiết này đã vi phạm pháp luật về lao động. Mặt khác, mức lương lúc thử việc của bạn là 4.500.000 đồng, còn mức lương khi bạn ký kết hợp đồng lao động chính thức của bạn là 6.000.000 đồng, tức là trong lúc thử việc, bạn chỉ nhận được mức lương 75% mức lương chính, nên điều này cũng đã vi phạm quy định tại Điều 28, Bộ luật Lao động 2012 do mức lương thử việc phải bằng ít nhất 85% mức lương chính. Sau khi, hoàn thành chế độ thử việc, người sử dụng lao động và người lao động có quyền ký kết hợp đồng lao động khi hai bên đã đạt được mục đích và yêu cầu của hai bên đã đặt ra từ ban đầu (khoản 1 Điều 29, Bộ luật Lao động 2012).
Vì vậy, tiến trình ký kết hợp đồng lao động chính thức hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của pháp luật về lao động.

Về vấn đề công ty Y đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với 6 đồng nghiệp của bạn đương nhiên đã vi phạm pháp luật về lao động, vì trường hợp này không thuộc quy định tại Điều 38, Bộ luật Lao động 2012.

Về việc điều chuyển công tác của bạn thì công ty Y đã đáp ứng đúng nội dung được quy định tại Điều 31, Bộ luật Lao động 2012. Hơn nữa bạn đã đồng ý về việc điều chuyển làm công việc khác với hợp đồng đã được ký kết ban đầu và mức tiền lương của bạn được giữ nguyên nên điều này hoàn toàn được pháp luật công nhận.

Đổi với 6 người đồng nghiệp của bạn hoàn toàn có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của công ty Y, bởi lẽ công ty Y đã không tuân thủ đúng nội dung được quy định tại Điều 38, Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, công ty Y sẽ phải thực hiện theo nội dung của Điều 42, Bộ luật Lao động 2012 nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc.

Đối với trường hợp xin thôi việc của bạn thì bạn sẽ được nhận trợ cấp thôi việc từ phía công ty Y với mức 5 tháng lương (khoản 1 Điều 48, Bộ luật Lao động 2012).

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Bảo Chính về vấn đề bạn quan tâm, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi cho chúng tôi để được tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp của luật sư khi gọi 19006281.

Trân trọng!

Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.

Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 34/2009/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 101/2008/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 101/2008/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 73/2013/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp  hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 73/2013/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 118/2006/NĐ-CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức Chính phủ Nghị định 118/2006/NĐ-CP Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức Chính phủ
Thông tư 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam Thông tư 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Thông tu số: 35/2016/TT-BCT Về xác định người lao động nước ngoài di chuyển trongg nội bộ doanh nghiệp thuộc cam kết WTO không thuộc diện phải xin giấy phép lao động Thông tu số: 35/2016/TT-BCT Về xác định người lao động nước ngoài di chuyển trongg nội bộ doanh nghiệp thuộc cam kết WTO không thuộc diện phải xin giấy phép lao động
Nghị định 93/2006/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 93/2006/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định số 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.
Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh
Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định mức trần ký Quỹ đi lao động tại nước ngoài Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định mức trần ký Quỹ đi lao động tại nước ngoài
Nghị định 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật Nghị định 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật
Nghị định 117/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ_CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định 117/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ_CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Luật Bảo hiểm xã hội 2006 Luật Bảo hiểm xã hội 2006
Nghị định 158/2007/NĐ-CP Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức Nghị định 158/2007/NĐ-CP Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động
Nghị định 46/3013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động. Nghị định 46/3013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động.
Nghị định 33/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân Nghị định 33/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
Nghị định 103/2008/NĐ-CP Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Nghị định 103/2008/NĐ-CP Về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Nghị định 103/2007/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Nghị định 103/2007/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Nghị định 21/2016/NĐ-CP Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội Nghị định 21/2016/NĐ-CP Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội