Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

LAO ĐỘNG, BHXH

19006281

Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

08/08/2017 16:46
Câu hỏi:

Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần ? E tham gia bảo hiểm đuợc 5 năm 3 tháng. Mức đóng bảo hiểm 6 tháng gần nhất là 3.100.000. E nghỉ việc vừa tròn 1 năm và tới ngày nhận BHXH 1lần. Vậy cho e hỏi với mức đóng như vậy thì e được nhận bao nhiêu?

Trả lời:

Công ty luật Bảo Chính tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã tham gia bảo hiểm được 5 năm 3 tháng và bạn đã nghỉ việc được tròn 1 năm. Như vậy, căn cứ Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015:
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo quy định trên, bạn đóng bảo hiểm được 5 năm 3 tháng và sau 1 năm nghỉ việc mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Về cách tính bảo hiểm xã hội một lần:
Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, tùy thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn để bạn xác định số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần, cụ thể:
+) Đối với thời gian đóng bảo hiểm trước 2014: cứ mỗi năm đóng bảo hiểm được nhận 1,5 tháng mức bình quân tiền lương;
+) Đối với thời gian đóng bảo hiểm từ 2014 trở đi: cứ mỗi năm đóng bảo hiểm được nhận 2 tháng mức bình quân tiền lương;
Trong đó, thời gian đóng bảo hiểm của bạn có tháng lẻ nên căn cứ tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 như sau:
4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.”
-
Cách tính mức bình quân tiền lương tháng để hưởng trợ cấp 1 lần:

Căn cứ Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này“.
Trên đây là căn cứ tính mức hưởng đối với Bảo hiểm xã hội 1 lần, bạn có thể dựa vào quy định trên để tính mức hưởng đối với mình. Do bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian bạn đóng bảo hiểm và bạn hưởng lương do người sử dụng lao động quyết định hay do Nhà nước quy định. Nên chúng tôi không thể tính cụ thể mức hưởng của bạn là bao nhiêu.
Trên đây là nội dung trả lời của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi “ Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của bạn. Nếu bạn vẫn không tính được mức hưởng, bạn có thể gửi thông tin về cho chúng tôi đầy đủ và gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất.
Trân trọng!!!

Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức Nghị định 110/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP Về quản lý biên chế công chức
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014
Nghị định 23/2011/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ hưu Nghị định 23/2011/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ hưu
Nghị định 33/2013/NĐ-CP Ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí Nghị định 33/2013/NĐ-CP Ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí
Nghị định 28/2014/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam Nghị định 28/2014/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
Nghị định 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật Nghị định 28/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật
Nghị định 162/2006/NĐ-CP Về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước Nghị định 162/2006/NĐ-CP Về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước
Hướng dẫn chính sách lao động đối với lao động nữ Hướng dẫn chính sách lao động đối với lao động nữ
Nghị định 83/2006/NĐ-CP Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước Nghị định 83/2006/NĐ-CP Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước
Nghị định 93/2010/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Nghị định 93/2010/NĐ-CP Sửa đổi một số điều của Nghị định 24/2010/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định mức trần ký Quỹ đi lao động tại nước ngoài Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH quy định mức trần ký Quỹ đi lao động tại nước ngoài
Nghị định 46/3013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động. Nghị định 46/3013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động.
Nghị định 53/2015/NĐ-CP Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức Nghị định 53/2015/NĐ-CP Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức
Nghị định 158/2007/NĐ-CP Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức Nghị định 158/2007/NĐ-CP Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định 55/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động Nghị định 55/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động
Nghị định 101/2008/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc Nghị định 101/2008/NĐ-CP Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc
Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số Nghị định 98/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số
Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh Nghị định 27/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người giúp việc gia đinh
Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
Nghị định 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm Nghị định 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm