Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, THỪA KẾ

19006281

Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

24/06/2017 10:55
Câu hỏi:

Yêu cầu thay đổi trực tiếp người nuôi con. Chào luật sư, tôi và chồng tôi đã ly hôn được 04 năm. Hiện nay chồng cũ của tôi muốn giành lại quyền nuôi con, trước đây ly hôn thì Tòa án giao cho tôi quyền nuôi con. Vậy xin luật sư cho biết trong trường hợp này tôi phải làm thế nào đến vẫn được nuôi con? Và trường hợp nào chồng cũ của tôi có quyền nuôi con?
Rất mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư, tôi xin cảm ơn!
Người gửi: Ngô Thị Hạnh (Thanh Hóa)

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thể là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn tại Điều 84 như sau:

"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ
.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn thì chồng bạn muốn giành lại quyền nuôi con, còn bạn thì không muốn để chồng bạn nuôi con mà vẫn muốn mình sẽ là người nuôi con, trong tình huống này thì cả hai bạn đã không thỏa thuận được với nhau về việc ai sẽ là người tiếp tục nuôi con. Do đó, chồng cũ của bạn đương nhiên sẽ có yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Việc Tòa án ra quyết định giao con cho một bên vợ hoặc chồng nuôi sẽ căn cứ vào nguyện vọng của con nếu con từ 07 tuổi trở lên và căn cứ vào điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con để đảm bảo tất cả lợi ích về mọi mặt của con của mỗi bên vợ, chồng.

Chính vì vậy, bạn vẫn muốn tiếp tục nuôi con thì bạn phải chứng minh được mình vẫn đủ khả năng nuôi con, đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, đáp ứng được tất cả các quyền lợi về mọi mặt của con. Tuy nhiên, cũng phải xem xét đến nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi xem xét con muốn ở với bố hay ở với mẹ.

Về nguyên tắc thì việc quan trọng nhất là việc chứng minh được khả năng nuôi con của vợ hoặc chồng. Do đó, nếu bạn chứng minh được mình vẫn đủ khả năng để tiếp tục nuôi con thì cho dù chồng bạn có yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì bạn vẫn có quyền được trực tiếp nuôi con. Ngược lại, nếu bạn không chứng minh được mình có đủ điều kiện để tiếp tục nuôi con mà chồng bạn lại có đủ khả năng nuôi con thì Tòa án sẽ ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và giao con cho chồng cũ của bạn trực tiếp nuôi con.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi Yêu cầu thay đổi trực tiếp người nuôi con, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.

Trân trọng!

Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Lụât Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều Lụât Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành về Luật hôn nhân và gia đình
Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Nghị định 71/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Về Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Về Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định số 24/2013/NĐ- CP Về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài Nghị định số 24/2013/NĐ- CP Về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Nghị đinh số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Nghị đinh số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi
Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014
Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014 Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ Nghị định số 98/2016/NĐ-CP Bổ sung Nghị định 10_2015_NĐ_2015 Về mang thai hộ
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp  thi hành Luật Hôn nhân và gia đình Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định số 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình Nghị định số 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình
Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2015/ND-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014