Xử lý bạo lực gia đình
01/11/2016 16:52
Câu hỏi:
A 12 tuổi ở với bố đẻ và mẹ kế.A thường xuyên bị mẹ kế đánh đập chửi bới lần gần đây nhất A được nghỉ một tiết học nên đã về nhà bà ngoại chơi mà không xin phép bố mẹ(do bố mẹ không thích cho A đi lại nhà bà ngoại). A về nhà đúng giờ như mọi ngày đi học nhưng mẹ kế phát hiện và nhốt A ở ngoài rồi khóa cửa đi ngủ từ 22h đến 5h30 sáng. Sau đó mở cửa tiếp tục lôi A vào nhà dùng dép cao gót đập vào mặt A,dùng chày đập đá đánh vào hai mạn sườn,mông,đầu gối A. không cho A ăn cơm. A đến trường và bị ngất.cô giáo gọi ông bà ngoại của A đến đưa A về.ông bà ngoại đã nộp đơn tố cáo mẹ kế của A Vụ này sẽ xử thế nào ạ ???? Em xin cảm ơn, Chanhtuyet - Củ Chi, Tp.HCM
Trả lời:
Đây là trường hợp có bạo lực gia đình, trước hết tùy theo mức độ, hậu quả có thể bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về việc xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo Nghị định số 167/2013/NĐ- CP của Chính phủ gồm:
Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 50. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trước hết cơ quan có thẩm quyền sẽ triệu tập những người liên quan đến để làm rõ sự việc, nhắc nhở cảnh cáo hoặc áp dụng các biện pháp tư pháp khác theo quy định của pháp luật để chấm dứt hành vi ngược đãi trên.
Đó là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho trường hợp của bạn Chinhtuyet.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.
Về việc xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo Nghị định số 167/2013/NĐ- CP của Chính phủ gồm:
Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 50. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trước hết cơ quan có thẩm quyền sẽ triệu tập những người liên quan đến để làm rõ sự việc, nhắc nhở cảnh cáo hoặc áp dụng các biện pháp tư pháp khác theo quy định của pháp luật để chấm dứt hành vi ngược đãi trên.
Đó là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho trường hợp của bạn Chinhtuyet.
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.