Xin tư vấn giúp tôi về quyền nuôi con
11/03/2017 10:24Hiện e và chồng em đang làm thu tục ly hôn. Lý do là vì chồng e đã có hành vi bạo hành e trong suốt quá trình chung sống . Vào ngày 1/9/2016 anh ta đã đánh em và không cho em mang con em về ngoại trong khi con bé mới được 2 tháng 20 ngày. Nên em không thể mang con em theo. Sau đó em đến công an yêu cầu giải quyết vụ việc anh ta đánh em va giữ con em . Nhưng công an chỉ xử lý hành chính anh ta 1.250.000 đ về tội cố ý gây thương tích chứ không giải quyết được vụ con em vì gia đình bên đó nói em bỏ con em nên không giao đứa bé. Nên em đã viết đơn ly hôn lên tòa và gửi đơn 2 lần lên hội phụ nữ nhờ họ can thiệp nhưng gia đình bên kia nhất quyết không giao con em còn kêu em phải về bên chồng. Nhưng em sợ anh ta lại đánh em nữa nên em không thể sống chung với anh ta được. Hiện em đang ở bên nhà mẹ ruột và đang phụ bán với mẹ. Vậy cho em hỏi khi ly hôn e có được nuôi con không ? Em có bị buộc tội là vô trách nhiệm nên ko được quyền nuôi con ko thưa luật sư vì Bên chồng em nói là em tự bỏ đi chứ không có đánh. Em đã đi hòa giải một lần nhưng bên kia nói với thẩm phán là em tự bỏ đi chứ ko đánh em, vậy họ nói vậy có ảnh hưởng gì đến quyền nuôi con của em ko? Và gia đình em có cơ sở kinh doanh như vậy khi xem xét điều kiện em có được nuôi con không? Em xin cam on
Về quyền nuôi con khi ly hôn được quy định tại Điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Căn cứ khoản 3, điều luật này thì khi ly hôn bạn sẽ là người có quyền nuôi con.
Đó là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho trường hợp bạn hỏi. Nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc liên hệ trực tiếp luật sư để được tư vấn giúp đỡ chi tiết. Bạn cũng có thể nghe luật sư tư vấn khi gọi 19006281./.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.