Tiếng Việt English
Tổng Đài Tư Vấn1900 6281
Luật Bảo Chính http://tuvan.luatbaochinh.vn

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, THỪA KẾ

19006281

Vợ và con trước có quyền đòi chia tài sản chung của chồng với người vợ sau không?

25/06/2017 19:38
Câu hỏi:

Vợ và con trước có quyền đòi chia tài sản chung của chồng với người vợ sau không? Trước khi cưới mẹ tôi, ba tôi đã có vợ và hai người con trai nhưng ly dị. Lúc lấy nhau, ba mẹ tôi không có gì trong tay, là bộ đội nên ba tôi được đơn vị cấp cho mảnh đất, hiện giờ sổ đỏ là do ba và mẹ tôi cùng đứng tên. Ba tôi đã mất, liệu mẹ con người vợ trước của ba có quyền đòi chia tài sản mà mẹ tôi hiện có không?
Cảm ơn luật sư tư vấn!
(Thủy Tiên – Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Công ty Luật Bảo Chính tư vấn cho bạn như sau:

Đối với tài sản là căn nhà đứng tên chung của ba (bố) mẹ bạn: đây được coi là tài sản chung của 2 vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khi bố hoặc mẹ bạn mất mà không có di chúc thì tài sản này sẽ được chia đôi, một nửa là tài sản riêng của người còn sống và một nửa thì được chia thừa kế theo pháp luật, căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, các cá nhân được chia thừa kế bao gồm mẹ bạn và các con của bố bạn, tài sản được chia là các tài sản riêng của bố bạn, trong đó có một nửa căn nhà.

Nếu bố bạn trước khi mất có lập di chúc để định đoạt phần tài sản đó thì người được thụ hưởng là người được chỉ định trong di chúc.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi cho trường hợp “Vợ và con trước có quyền đòi chia tài sản chung của chồng với người vợ sau không?” bạn hỏi, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi về Công ty Luật Bảo Chính hoặc gọi 19006281 để nghe luật sư tư vấn.

Trân trọng!

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014 Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình 2014
Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình Luật số 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình
Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình Nghị định 02/2013/NĐ-CP Quy định về công tác gia đình
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP Hướng dẫn luật Hôn nhân gia đình năm 2014
Luật Hộ tịch năm 2014 Luật Hộ tịch năm 2014
Luật nuôi con nuôi 2010 Luật nuôi con nuôi 2010
Nghị đinh số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Nghị đinh số 24/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình Thông tư liên tịch Số 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã Nghị định Số 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp, hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghịêp và hợp tác xã
Thông tư số 22/2013/TT-BTP hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài Thông tư số 22/2013/TT-BTP hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định 114/2016/NĐ-CP về Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài Nghị định 114/2016/NĐ-CP về Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài
Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số Nghị định 39/2015/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Về Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP Về Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ Tịch năm 2014
Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi Luật số 52/2010/QH12 Nuôi con nuôi
Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, và chứng thực
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000