Vi phạm quyết định cấm tiếp xúc của người có hành vi bạo lực gia đình
21/09/2016 16:40
Câu hỏi:
Mặc dù đã có quyết định cấm tiếp xúc, nhưng chồng tôi lại dùng điện thoại và viết giấy đưa tin hăm dọa, chửi mắng tôi. Xin hỏi, có biện pháp nào để ngăn chặn hành vi của chồng tôi hay không?
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m (trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân) hoặc sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân.
Do đó, cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định cấm tiếp xúc, nhưng chồng bà không chấp hành quyết định mà tiếp tục sử dụng điện thoại, viết giấy đưa tin để hăm dọa, chửi bới bà là hành vi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP thì người có hành vi bạo lực gia đình mà vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong các trường hợp sau:
- Có đơn đề nghị của nạn nhân bạo lực gia đình;
- Người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc đã bị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm.
Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Do đó, để ngăn chặn việc chồng bà tiếp tục đe dọa, chửi bới bà qua điện thoại và nhắn tin, bà nên viết đơn đề nghị cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã có biện pháp can thiệp buộc chồng bà phải thi hành quyết định cấm tiếp xúc, chấm dứt hành vi dùng điện thoại và đưa tin để hăm dọa, chửi bới. Trong trường hợp, chồng bà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính và bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 300.000 đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Nghị định số 110/2009/NĐ-CP).
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.
Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m (trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân) hoặc sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân.
Do đó, cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định cấm tiếp xúc, nhưng chồng bà không chấp hành quyết định mà tiếp tục sử dụng điện thoại, viết giấy đưa tin để hăm dọa, chửi bới bà là hành vi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP thì người có hành vi bạo lực gia đình mà vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong các trường hợp sau:
- Có đơn đề nghị của nạn nhân bạo lực gia đình;
- Người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc đã bị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm.
Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Do đó, để ngăn chặn việc chồng bà tiếp tục đe dọa, chửi bới bà qua điện thoại và nhắn tin, bà nên viết đơn đề nghị cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã có biện pháp can thiệp buộc chồng bà phải thi hành quyết định cấm tiếp xúc, chấm dứt hành vi dùng điện thoại và đưa tin để hăm dọa, chửi bới. Trong trường hợp, chồng bà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính và bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 300.000 đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Nghị định số 110/2009/NĐ-CP).
Trên đây là những ý kiến pháp lý cơ bản của chúng tôi về vụ việc của quý khách, hy vọng có thể giúp quý khách tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề.
Để mời luật sư tư vấn luật và tham gia giải quyết các vụ án quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Phòng 308, Tòa nhà số 8, Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hoặc nghe luật sư tư vấn trước những nội dung liên quan khi gọi tới Tổng đài tư vấn luật 19006281 của Công ty luật Bảo Chính.
Trân trọng./.