Tư vấn về xử phạt hành vi bạo lực gia đình và quyền nuôi con trên ba mươi sáu tháng tuổi khi ly hôn.
30/03/2017 14:01
Chào Luật sư, chồng em là công an nhưng thường xuyên say xỉn, chơi cờ bạc và có hành vi bạo lực với em, nhiều lần em bắt được quả tang anh ấy đi cùng một người phụ nữ khác tới nhà nghỉ, chúng em có thẳng thắn nói chuyện về vấn đề này nhưng anh ấy không chấp nhận còn thẳng tay đánh em trước mặt đứa con 5 tuổi. Giờ cuộc sống gia đình của em không thể tiếp tục được nữa.
Vậy Luật sư cho em hỏi, chồng em sẽ bị xử phạt như thế nào? Và thủ tục để em có thể ly hôn chồng em ra sao, em có thể dành được quyền nuôi con 5 tuổi hay không?
Em xin cảm ơn!
Công ty luật Bảo Chính, Đoàn luật sư Hà Nội cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thông tin tư vấn.
Về nội dung bạn đang thắc mắc, Công ty luật Bảo Chính trả lời như sau:
Thứ nhất, đối với hành vi bạo lực gia đình.
Căn cứ theo khoản 1 điều 89 Nghị định 167/2013/NĐ-CP
"Điều 49: Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình"
Như vậy, việc chồng chị có hành vi bạo lực đối với chị sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000đ đến 1.500.000đ. Trong trường hợp hành vi bạo lực của anh ấy gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của chị thì hành vi đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, mức hình phạt cho tội danh này là phạt từ cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáng tháng đến ba năm.
- Căn cứ theo khoản 1 điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999
"Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."
Thứ hai, về vấn đề ly hôn và giành quyền nuôi con.
- Thủ tục ly hôn đơn phương:
+/ Giấy Đăng ký kết hôn (bản gốc)
+/ Chứng minh thư nhân dân (Bản sao của hai vợ chồng)
+/ Sổ hộ khẩu (Bản sao)
+/ Giấy khai sinh của con (Bản sao)
+/ Đơn xin ly hôn đơn phương
Về quyền được nuôi con sau khi ly hôn, căn cứ theo điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Theo thông tin chị cung cấp, hiện tại 2 vợ chồng đang có một người con 5 tuổi nên việc dành được quyền nuôi con của cả 2 vợ chồng là như nhau.
Để dành được quyền nuôi con cho mình, chị cần chứng minh được điều kiện về vật chất và điều kiện về tinh thần có thể dành cho con hơn người chồng, khi đó Tòa án sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người có điều kiện hơn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật Bảo Chính cho câu hỏi của bạn. Nếu còn vướng mắc, bạn có thể tiếp tục thông tin cho chúng tôi để nhận được giải đáp hoặc nghe luật sư tư vấn, vui lòng gọi 19006281.
Chúc bạn thành công!
Trân trọng!
Gọi 1900 6281 để nghe luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất các quy định của pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật Bảo Chính (P308, Tòa nhà số 8, Phố Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). Trường hợp quý khách có nhu cầu mời luật sư tham gia vụ án tranh chấp đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, kinh tế, thương mại… xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ trên.